Dân tộc Choang phân bố chủ yếu ở khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây (chiếm 91%); châu tự trị dân tộc Choang, Miêu Văn Sơn, Vân Nam, huyện tự trị dân tộc Choang, Dao Liên Sơn, Quảng Đông và rải rác ở các tỉnh Quý Châu, Hồ Nam, Tứ Xuyên.
Dân tộc Choang phân bố chủ yếu ở khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây (chiếm 91%); châu tự trị dân tộc Choang, Miêu Văn Sơn, Vân Nam, huyện tự trị dân tộc Choang, Dao Liên Sơn, Quảng Đông và rải rác ở các tỉnh Quý Châu, Hồ Nam, Tứ Xuyên.
Khi dành thời gian tìm hiểu về dân tộc Thái, bạn sẽ thấy đây là một dân tộc làm nông nghiệp khá giỏi. Họ chủ yếu phát triển cuộc sống bằng nghề trồng lúa nước, làm nương rẫy và nuôi các loại gia súc, gia cầm. Ngoài ra, người Thái còn làm gốm, đan lát, dệt vải,… Có dịp khám phá bản Lác ở Mai Châu Hòa Bình, bạn sẽ hiểu hơn về cuộc sống của người dân nơi đây.
Đi thăm những bản làng đẹp của người Thái, bạn sẽ thấy họ sinh sống trong những ngôi nhà sàn rất đẹp. Kiến trúc nhà sản được xây dựng với nóc hình mai rùa, nhà có lan can cẩn thận, có khung cửa sổ trang trí rất độc đáo. Đặc biệt, người Thái Đen còn đặt tên riêng cho các gian nhà.
Tùy vào địa bàn cư trú mà người Thái thường xây nhà ở vị trí dưới khu vực chân núi. Xung quanh là ruộng lúa, là vườn cây xanh tươi mướt mát rất đẹp. Giữa phong cảnh hữu tình của những vùng núi cao, nếp nhà người Thái hiện lên với vẻ đẹp bình yên, mang lại cảm giác rất thư thả, thoải mái cho du khách.
Càng tìm hiểu về dân tộc Thái, du khách càng nhận ra nhiều điều hay ho và thú vị của họ. Trong các dân tộc thiểu số ở nước ta, người Thái là một dân tộc rất thích ca hát, nhảy múa, làm thơ, đệm đàn. Họ có điệu múa xòe, múa sạp rất nổi tiếng, trở thành di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.
Đặc biệt, đây cũng là dân tộc có rất nhiều lễ hội lớn nhỏ trong năm. Tiêu biểu là lễ hội hoa ban để cầu mưa, cầu phúc cho người dân. Bên cạnh đó còn có lễ hội cơm mới, cầu mưa, cầu mùa,… với nhiều hoạt động tưng bừng, nhộn nhịp. Có dịp du lịch Lai Châu, Hòa Bình, Điện Biên,… du khách sẽ có cơ hội tham gia những lễ hội đặc biệt này.
Tham dự các lễ hội của người Thái, bạn còn được chiêm ngưỡng các thiếu nữ Thái diện trang phục truyền thống rất đẹp. Mỗi nhóm nhỏ trong cộng đồng dân tộc Thái sẽ có trang phục với dấu ấn riêng. Tuy nhiên về cơ bản, họ sẽ mặc váy đen không hoa văn, kết hợp với áo ngắn hoặc áo dài có cúc áo đẹp. Đặc biệt, người dân tộc Thái còn nổi tiếng với chiếc khăn piêu đội đầu được dệt kỳ công, tinh xảo.
Về văn hóa tâm linh, người Thái cho rằng con người sau khi chết đi sẽ tiếp tục “sống” ở một thế giới khác. Đám tang là một lễ để tiễn người chết về với “Mường Trời”. Người chết sẽ được chôn trong rừng – nơi có nhà mồ và nấm mộ rất chỉn chu. Về cơ bản, quan niệm tâm linh này cũng giống như nhiều dân tộc khác tại Việt Nam.
Khi về thăm các bản làng của người Thái ở miền núi phía Bắc nước ta, du khách còn có cơ hội trải nghiệm những món ngon truyền thống. Một số món ngon nổi tiếng mà du khách cực yêu thích chính là cơm lam, nộm hoa ban, canh bon, nậm pịa, nộm rau dớn, rêu đá nướng, pa pỉnh tộp,… Mỗi món ăn với hương vị thơm ngon đặc trưng chắc hẳn sẽ khiến du khách nhớ mãi.
Trên bản đồ du lịch Việt Nam có nhiều bản làng đẹp của người dân tộc Thái được đầu tư phát triển du lịch. Ở Mai Châu Hòa Bình có bản Lác xinh đẹp – nơi mà người dân cư trú trong những nếp nhà sàn nằm giữa ruộng lúa mênh mông, hùng vĩ. Ở bản Lác, bạn có thể thư thả đi dạo khắp bản, ăn những món ngon và thả ga sống ảo.
Có dịp du lịch Yên Bái, du khách cũng có thể khám phá Mường Lò ở thị xã Nghĩa Lộ. Nơi đây, người Thái sống quần tụ trong những thung lũng xinh đẹp của Mường Lò, chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp. Đặc biệt, người Thái ở Mường Lò nổi tiếng với điệu múa xòe rất đẹp, được trình diễn vào những lễ hội lớn.
Ngoài ra, nếu đi về khu vực tỉnh Điện Biên, bạn cũng có thể vi vu Mường Phăng để ngắm bức tranh thiên nhiên hoang sơ và tìm hiểu về dân tộc Thái ở đây. Ở vùng này là địa bàn cư trú của người Thái Đen với nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo, hứa hẹn mang lại cho du khách nhiều trải nghiệm thực sự đáng nhớ.
Có thể nói rằng khi tìm hiểu về dân tộc Thái ở Việt Nam, du khách sẽ càng cảm nhận trọn vẹn hơn sự thú vị của dân tộc này. Từ nhà ở, trang phục, văn hóa cho đến ẩm thực của người Thái đều mang một dấu ấn riêng, hứa hẹn mang lại cho người miền xuôi nhiều ấn tượng khó phai.
Trà Văn (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn
Các dân tộc thiểu số Tây Nguyên có một nền văn hóa bản địa phong phú và đa dạng, với văn hóa chữ viết, trang phục, âm nhạc dân gian, văn hóa và ẩm thực độc đáo.
Tây Nguyên là một trong những vùng văn hóa lớn của Việt Nam, được hình thành từ hàng nghìn năm về trước với những giá trị phong phú, đặc sắc. Phát triển bền vững Tây Nguyên không thể không chú trọng bảo tồn và phát triển văn hóa.
Các dân tộc thiểu số Tây Nguyên có một nền văn hóa bản địa phong phú và đa dạng, với văn hóa chữ viết, trang phục, âm nhạc dân gian, văn hóa ẩm thực độc đáo. Tây Nguyên có nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể hết sức quý giá, như đàn đá, cồng chiêng cùng các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian, sinh hoạt cộng đồng phong phú và kho tàng văn học dân gian đặc sắc.
Hiện nay, Tây Nguyên là nơi còn lưu giữ được nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị thẩm mỹ độc đáo như nhà rông, nhà dài, đàn đá, tượng nhà mồ, các lễ hội và kho tàng văn học dân gian với những bản trường ca, truyện cổ, truyện ngụ ngôn, lời nói vần, những làn điệu dân ca đậm đà bản sắc lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Một trong những di sản nổi tiếng là Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi Vật thể Đại diện của Nhân loại.
Cồng chiêng được sử dụng trong nhiều nghi lễ, tín ngưỡng quan trọng, được xem là ngôn ngữ giao tiếp hàng đầu của con người với thần thánh và thế giới siêu nhiên. Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ có sức hấp dẫn đặc biệt ở sự đa dạng, độc đáo của kỹ thuật diễn tấu mà còn biểu tượng cho cuộc sống của cộng đồng các dân tộc bản địa, bắt nguồn từ sự tổng hòa các giá trị văn hóa đa dạng, như: giá trị biểu thị đặc trưng và bản sắc văn hóa vùng; giá trị biểu thị đặc trưng văn hóa tộc người hoặc nhóm tộc người; giá trị phản ánh đa chiều; giá trị nghệ thuật; giá trị sử dụng đa dạng; giá trị vật chất; giá trị biểu thị sự giàu sang và quyền uy; giá thị tinh thần; giá trị cố kết cộng đồng và giá trị lịch sử.
Văn hóa Tây Nguyên rất phong phú, đa dạng, gắn kết chặt chẽ với bản, làng và đặc trưng luật tục, lễ hội đặc sắc trong không gian rừng đại ngàn mênh mông.
Các lễ hội truyền thống ở Tây Nguyên biểu thị những quan niệm về con người, trở thành những hội vui với sự tham gia của toàn thể cộng đồng, thậm chí cả các dòng tộc khác hoặc các buôn lân cận, như lễ cúng bến nước, lễ ăn cơm mới, lễ cưới cho người trẻ, lễ mừng thọ người già, lễ bỏ mả…
Mỗi hội lễ là một tổng thể nguyên hợp, tiêu biểu cho đời sống văn hóa cổ truyền các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, cho nền văn minh nương rẫy.
Nhằm phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa Tây Nguyên, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ 1 năm 2023 với chủ đề “Đại ngàn Tây Nguyên - Tinh hoa hội tụ” sẽ được tổ chức trong 3 ngày (từ 29/11-1/12) tại thành phố Kon Tum.
Đây là lần đầu tiên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban Nhân dân các tỉnh tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng tổ chức Ngày hội này.
Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ 1 sẽ diễn ra lúc 20h ngày 29/11, tại Quảng trường 16/3, thành phố Kon Tum.
Theo Vụ trưởng Vụ Văn hóa Dân tộc (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Nguyễn Thị Hải Nhung, Ngày hội nhằm tôn vinh, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc tại khu vực Tây Nguyên với sự tham gia của khoảng 500 nghệ nhân, diễn viên là người dân tộc thiểu số.
Đây là cơ hội để cộng đồng các dân tộc tại Tây Nguyên giao lưu, gặp gỡ, học tập, chia sẻ và lan tỏa nét đẹp văn hóa đến bạn bè bốn phương. Ngày hội còn góp phần để các thế hệ trẻ nâng cao ý thức giữ gìn văn hóa truyền thống.
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum Nguyễn Văn Bình cho biết đến nay, công tác chuẩn bị cho Ngày hội đã cơ bản hoàn thành. Thông qua Ngày hội, du khách sẽ có được những trải nghiệm thú vị và là tiền đề để ngành Du lịch Kon Tum nói riêng, Tây Nguyên nói chung bứt phá trong thời gian tới.
Trong khuôn khổ Ngày hội sẽ diễn ra các hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa của vùng đất Tây Nguyên như trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc; không gian trưng bày giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa truyền thống của địa phương; giới thiệu ẩm thực truyền thống; liên hoan văn nghệ quần chúng và trình diễn trang phục các dân tộc vùng Tây Nguyên; triển lãm “Đặc trưng văn hóa các dân tộc vùng Tây Nguyên trong cộng đồng văn hóa các dân tộc Việt Nam;” trưng bày ảnh nghệ thuật về sắc màu văn hóa đặc sắc các dân tộc khu vực Tây Nguyên đồng hành cùng sự phát triển của đất nước và các hoạt động thể thao quần chúng như kéo co, đẩy gậy, bắn ná, leo cột mỡ và nhảy bao bố./.