Các Kỳ Thi Đánh Giá Năng Lực Tiếng Hàn Quốc

Các Kỳ Thi Đánh Giá Năng Lực Tiếng Hàn Quốc

TOPIK (Test of Proficiency in Korean) là bài thi đánh giá năng lực tiếng Hàn được tổ chức hàng năm bởi Viện giáo dục quốc tế Quốc gia Hàn Quốc (NIIED: National Institute for International Education).

TOPIK (Test of Proficiency in Korean) là bài thi đánh giá năng lực tiếng Hàn được tổ chức hàng năm bởi Viện giáo dục quốc tế Quốc gia Hàn Quốc (NIIED: National Institute for International Education).

CÁCH ĐẠT ĐIỂM CAO NHẤT CÁC BÀI THI

Lưu ý với TS về kỳ thi đánh giá đầu vào ĐH trên máy tính, tiến sĩ Võ Văn Thật nói: "Nội dung thi bám sát chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, TS không cần ôn tập hay luyện thi thêm bất cứ nội dung gì. Thay vào đó, các em chỉ cần sử dụng đúng các nội dung mình đã học tại trường THPT để tham gia thi".

Thí sinh tham gia đợt 1 năm 2023 kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM

Cũng theo tiến sĩ Thật, TS được thi nhiều môn và tham gia nhiều đợt thi, được sử dụng tổ hợp môn, kết quả của lần thi có điểm cao nhất để đăng ký xét tuyển.

Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Trung lưu ý với TS về đặc trưng của kỳ thi ĐGNL chuyên biệt. Theo đó, trong đề thi có dạng câu hỏi trả lời ngắn, TS cần đọc kỹ đề bài, tính toán cẩn thận và làm theo hướng dẫn để điền kết quả theo đúng yêu cầu, tránh ảnh hưởng đến kết quả làm bài. Ngoài ra, TS dự thi môn tiếng Anh và ngữ văn cần chuẩn bị kỹ năng soạn thảo văn bản trực tiếp trên máy tính để không bị mất thời gian và không bị lỗi khi làm bài thi viết.

Từ thực tế TS dự thi các năm trước, thạc sĩ Trung khuyên: "Bài luận đều có hạn chế số từ, TS cần chuẩn bị bố cục cẩn thận, viết ngắn gọn, súc tích, bám sát yêu cầu đề bài. TS sẽ bị trừ điểm nếu viết dài hơn 10% số từ cho phép".

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết đặc trưng của kỳ thi ĐGNL là không yêu cầu TS ghi nhớ kiến thức. Ngay trong đề thi, nhiều thông tin được cung cấp sẵn như: số liệu, dữ kiện, thậm chí các công thức cụ thể. Do đó, TS có phương pháp học tốt, học đúng bản chất vấn đề sẽ có nhiều thuận lợi khi thi. Bài thi ĐGNL sử dụng cả tiếng Việt và tiếng Anh nên TS giỏi tiếng Việt và giỏi tiếng Anh cũng là lợi thế. Bài thi sẽ nhẹ nhàng với những người có quá trình chuẩn bị dài hơi, học hiểu bản chất, đọc nhiều, đọc nhanh và có khả năng suy luận tốt.

ĐH Quốc gia Hà Nội: Gần 50.000 chỗ đăng ký ngay trong ngày đầu tiên

Hôm 18.2 là ngày đầu tiên Trung tâm khảo thí (ĐH Quốc gia Hà Nội) mở cổng đăng ký dự thi ĐGNL học sinh THPT các đợt tháng 3 và 4.

Theo Trung tâm khảo thí, thống kê sơ bộ đến 17 giờ ngày 18.2, số lượng TS đã chọn được ca thi là 49.328, chiếm 93,7% số chỗ thiết kế phục vụ các đợt thi tháng 3 và 4. Số lượng tài khoản ghi nhận trên cổng đăng ký là 121.679. TS khu vực Hà Nội chiếm khoảng 37%, tiếp đó là các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Hải Dương, Thanh Hóa…

Học sinh THPT thi ĐGNL trên máy tính, thời gian từ 195 - 199 phút, gồm 3 phần với các câu hỏi trắc nghiệm khách quan (lựa chọn đáp án) và câu hỏi điền đáp án về các lĩnh vực toán học (50 câu hỏi, 75 phút), văn học - ngôn ngữ (50 câu hỏi, 60 phút), khoa học tự nhiên - xã hội (50 câu hỏi, 60 phút). Phần 1 và phần 3 sẽ có thêm 1 - 3 câu hỏi thử nghiệm không tính điểm.

Thí sinh cần nắm rõ những sự điều chỉnh này để có sự lựa chọn tốt nhất cũng như tránh sai sót khi đăng ký thi, làm bài thi.

Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội: đăng ký thi tối đa 2 lượt/năm

Năm 2023, kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ có những điều chỉnh về hành chính như giới hạn số lần dự thi, tăng chế tài xử phạt thí sinh vi phạm quy chế thi, lệ phí đăng ký dự thi và thi.

Cụ thể, căn cứ quy mô của kỳ thi, Đại học Quốc gia Hà Nội giới hạn thí sinh chỉ đăng ký thi tối đa 2 lượt/năm, mỗi lần thi cách nhau tối thiểu 28 ngày. Việc giới hạn số lượt dự thi xuất phát từ thực tiễn năm 2022 với hơn 20.000 lượt thi của thí sinh dự thi từ 2 lần trở lên, nhưng điểm bài thi không thay đổi. Điều này gây lãng phí xã hội, đồng thời ảnh hưởng đến các thí sinh khác mong muốn được thi.

Bên cạnh đó, quy chế thi đánh giá năng lực quy định: thí sinh bị đình chỉ thi sẽ bị hủy toàn bộ kết quả đăng ký dự thi, kết quả đã thi hoặc hồ sơ đăng ký các ca chưa thi. Đơn vị tổ chức thi cũng sẽ thông báo cho các bên liên quan biết mức độ vi phạm của thí sinh.

Mức lệ phí mức lệ phí đăng ký dự thi và thi đánh giá năng lực cũng có sự thay đổi. Theo đó, năm 2023, lệ phí đăng ký dự thi tăng lên 66% so với năm ngoái, tức tăng từ 300.000 đồng lên 500.000 đồng/lượt.

Khi thí sinh hoàn thành các thủ tục đăng ký và chọn đợt thi phù hợp sẽ phải nộp lệ phí trực tuyến trong 96 giờ kể từ khi hoàn thành việc đăng ký. Sau 96 giờ, ca thi chưa được thanh toán sẽ tự động hủy. Đại học Quốc gia Hà Nội không chịu trách nhiệm về các trường hợp nộp lệ phí muộn do sự cố mạng hay đường truyền giao dịch ngân hàng của thí sinh.

Đại học Quốc gia Hà Nội cũng lưu ý, bên cạnh việc ôn tập thật tốt cho kỳ thi, thí sinh cần chuẩn bị thiết bị máy tính nối mạng, ảnh chân dung bản điện tử (4x6 cm), ảnh căn cước công dân (2 mặt), kết quả học tập 5 học kỳ lớp 10, 11 và 12, số điện thoại, địa chỉ email đang sử dụng và đọc kỹ hướng dẫn đăng ký thi. Từ năm 2023, hệ thống chỉ chấp nhận đăng ký sử dụng căn cước công dân có 12 số. Thí sinh chưa có căn cước công dân hãy thu xếp thời gian làm căn cước công dân mới trước khi đăng ký.

Kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TPHCM: Cải tiến về phương thức thanh toán

Theo thông tin từ Đại học Quốc gia TPHCM, kỳ thi đánh giá năng lực năm 2023 của đơn vị này sẽ được tổ chức thành 2 đợt vào cuối tháng 3 và cuối tháng 5/2023.

Đợt 1 của kỳ thi được tổ chức vào ngày 26/3 tại 21 tỉnh/thành phố, gồm 17 địa phương như cùng kỳ năm ngoái gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đắk Lắk, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ và mở rộng thêm 4 địa phương: Lâm Đồng, Tiền Giang, Đồng Tháp và Vĩnh Long.

Thí sinh đăng ký dự thi đợt 1 từ ngày 1 - 28/2. Kết quả của đợt 1 dự kiến được công bố vào ngày 4/4.

Điểm mới của kỳ thi năm nay là cải tiến về phương thức thanh toán, khi Đại học Quốc gia TPHCM cho thí sinh khi tập trung sử dụng thanh toán lệ phí thi thông qua các ví điện tử. Theo đó, thí sinh sẽ lựa chọn 1 trong 4 phương thức thanh toán để hoàn thành thủ tục đăng ký.

Được biết, đến thời điểm này, đã có 90 trường đại học, cao đẳng trên cả nước đăng ký sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM để xét tuyển đầu vào.

Kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội: Nội dung bài thi được điều chỉnh gọn nhẹ hơn

PGS. Vũ Duy Hải, Phó trưởng Phòng Tuyển sinh, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, rút kinh nghiệm từ những kỳ thi đánh giá tư duy trước, kỳ thi 2023 có nhiều điểm sáng, thuận lợi cho quá trình làm bài thi của học sinh.

Theo đó, bài thi có nội dung được điều chỉnh gọn nhẹ hơn (từ 270 phút xuống còn 150 phút) và tổ chức theo hình thức trắc nghiệm trên máy tính. Trước đó, năm 2022, bài thi được thi trên giấy, các câu hỏi là trắc nghiệm, trả lời trên phiếu như thi THPT, riêng môn Toán và tiếng Anh có phần thi tự luận

Năm 2023, các ngành tuyển sinh đại học có thể sử dụng kết quả đánh giá tư duy cũng được mở rộng, bao gồm khoa học công nghệ, kinh tế, kỹ thuật, công nghiệp, nông nghiệp, tài chính, ngân hàng, y dược.

Kỳ thi năm nay sẽ được tổ chức thi nhiều đợt, ở nhiều địa điểm và không giới hạn đối tượng hay số lần dự thi. Thí sinh tham gia sẽ được cấp giấy chứng nhận kết quả thi có thời hạn trong 2 năm và có thể sử dụng điểm số đánh giá tư duy để đăng ký xét tuyển vào bất cứ trường đại học nào chấp nhận kết quả này.

Kỳ thi đánh giá tư duy 2023 cũng xóa bỏ tổ hợp môn học (từ "Toán, Đọc hiểu, Khoa học tự nhiên và Tiếng Anh" đổi thành nội dung đánh giá "Tư duy toán học, Tư duy đọc hiểu và Tư duy giải quyết vấn đề") để phù hợp với chương trình giáo dục THPT mới áp dụng. Phần thi Toán học được chuyển sang hình thức trắc nghiệm với 4 dạng cấu trúc: chọn đáp án đúng, đúng/sai, kéo thả và câu trả lời ngắn.

Kỳ thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: 8 trường đại học công nhận kết quả

Điểm mới năm nay của kỳ thi đánh giá năng lực do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức là kết quả của kỳ thi này không chỉ dùng để xét tuyển vào Trường Đại học Sư phạm Hà Nội mà còn dùng để xét tuyển vào nhiều trường đại học khác trên toàn quốc.

Những trường này gồm: Trường Đại học Sư phạm TPHCM, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Vinh, Trường Đại học Quy Nhơn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

Cấu trúc bài thi ở các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý là 70% trắc nghiệm, 30% tự luận. Riêng môn Ngữ Văn có 30% trắc nghiệm, 70% tự luận và môn Tiếng Anh có 80% trắc nghiệm, 20% tự luận. Thời gian làm bài cho 2 môn Toán và Ngữ văn là 90 phút, các môn còn lại 60 phút. Như vậy, hình thức thi không quá khác biệt so với năm 2022.

Được biết, kỳ thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 6/5, chia làm 5 ca thi. Lệ phí thi là 160.000 đồng/1 môn thi (không thay đổi so với năm 2022). Thời gian đăng ký dự thi: từ ngày 20/2 đến 9/4.

Thí sinh lựa chọn đăng kí dự thi tại 1 trong 2 điểm thi: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (địa chỉ: 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội) và Trường Đại học Quy Nhơn (địa chỉ: 170 An Dương Vương, Quy Nhơn, Bình Định).

Kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường Đại học Sư phạm TPHCM: công nhận chéo kết quả với Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Năm 2023, điểm mới trong kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường Đại học Sư phạm TPHCM là thống nhất quyết định công nhận chéo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Ngoài ra, các trường đại học khối ngành Sư phạm không tổ chức thi riêng cũng sẽ sử dụng kết quả của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và Trường ĐH Sư phạm TPHCM để làm nguồn xét tuyển đầu vào.

Năm 2023, Trường Đại học Sư phạm TPHCM tiếp tục tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt với hai đợt thi vào tháng 4 và tháng 6/2023, gồm 6 bài thi đánh giá năng lực: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn và Tiếng Anh.

Tùy theo nhu cầu xét tuyển vào các ngành học khác nhau, thí sinh có thể lựa chọn đăng ký một hoặc một số bài thi. Thí sinh làm bài thi hoàn toàn trên máy tính tại các điểm thi do trường tổ chức. Các nội dung đánh giá năng lực thí sinh sẽ bám sát chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.

Các môn Toán học, Vật lý học, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn có thời gian làm bài 90 phút, riêng môn Tiếng Anh có thời gian làm bài 180 phút.

Kỳ thi Đánh giá năng lực của Trường ĐH Ngân hàng TPHCM: Năm đầu tiên tổ chức

Năm 2023 là năm đầu tiên Trường ĐH Ngân hàng TPHCM tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực để phục vụ việc tuyển sinh. Hiện nay, các thông tin về đề thi, lệ phí, cách tính điểm xét tuyển cụ thể,… của kỳ thi đánh giá năng lực chưa được nhà trường công bố chính thức.

Điều kiện tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Ngân hàng TPHCM là tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo quy định của Bộ GD&ĐT; có điểm trung bình học tập HK1, HK2 năm lớp 11 và HK1 năm lớp 12 đạt từ 6.5 trở lên.

Thí sinh xem lịch thi trên các kênh thông tin của trường và website của Trung tâm Ngoại ngữ Tin học thuộc Trường ĐH Ngân hàng TPHCM.

Năm 2024, nhiều trường đại học đã công bố thông tin kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy phục vụ tuyển sinh. Cùng với đó, hàng trăm trường đại học trên cả nước cũng sử dụng kết quả kỳ thi riêng này để xét tuyển. Do đó, các thi sính trên cả nước có thể lưu ý để tăng cơ hội trúng tuyển vào đại học.

Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (HSA)

Năm 2024, Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức 6 đợt thi từ 23/3 đến 2/6 tại 10 địa phương trên cả nước, gồm: Hà Nội, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Thời gian mở cổng đăng ký đợt 1 vào 9h ngày 18/2.

Hệ thống cho phép thí sinh đăng ký tối đa 2 lượt thi/năm (tính đến ngày 31/12/2024). Hai lượt thi cách nhau liền kề tối thiểu 28 ngày. Ca thi sẽ tự động đóng khi đã hết chỗ đăng ký. Lệ phí dự thi là 500.000 đồng/thí sinh/lượt thi và không hoàn lại với bất kỳ lý do gì. Do đó, thí sinh đọc kỹ hướng dẫn và cân nhắc kỹ trước khi nộp lệ phí. Sau 96 giờ ca thi sẽ tự động hủy nếu thí sinh không hoàn thành việc nộp lệ phí.

Về bài thi đánh giá năng lực, thí sinh làm trên máy tính, thời gian từ 195 - 199 phút, gồm 3 phần với các câu hỏi trắc nghiệm khách quan (lựa chọn đáp án) và câu hỏi điền đáp án về các lĩnh vực Toán học (50 câu hỏi, 75 phút), Văn học - Ngôn ngữ (50 câu hỏi, 60 phút), Khoa học tự nhiên - xã hội (50 câu hỏi, 60 phút).

Phần 1 và phần 3 sẽ có thêm 1 - 3 câu hỏi thử nghiệm không tính điểm. Chi tiết xem bài "Đề thi tham khảo" tại cổng thông tin khảo thí: http://khaothi.vnu.edu.vn/.

Thí sinh tra cứu kết quả thi và nhận giấy chứng nhận sau 14 ngày. Hiện, hơn 90 trường đại học dùng kết quả kỳ thi này để tuyển sinh.

Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Năm 2024, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức 2 đợt thi vào đầu tháng 4 và đầu tháng 6. Lệ phí dự thi là 300.000 đồng/ lần.

Ở đợt 1, thí sinh đăng ký dự thi từ ngày 22/1 - 4/3. Thời gian thi vào ngày 7/4 tại 24 tỉnh/thành phố, gồm 21 địa phương như năm trước: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đắk Lắk, Lâm Đồng, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu và mở rộng thêm 3 địa phương: Thừa Thiên Huế, Bình Phước và Tây Ninh.

Kết quả của đợt 1 sẽ được công bố vào ngày 15/4.

Đợt 2 được tổ chức vào ngày 2/6 tại 12 tỉnh/thành phố, gồm: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Lâm Đồng, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang.

Kết quả của đợt 2 sẽ được công bố vào ngày 10/6. Thí sinh có thể tham gia dự thi đợt 1, đợt 2, hay cả 2 đợt để tăng cơ hội trúng tuyển.

Đề thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm, với 3 phần: Sử dụng ngôn ngữ; Toán học, Tư duy logic và Phân tích số liệu; Giải quyết vấn đề. Thí sinh làm bài trong 150 phút, thang điểm 1.200.

105 trường sử dụng kết quả kỳ thi như một phương thức xét tuyển. Đây là kỳ thi đánh giá năng lực có quy mô lớn nhất, với hơn 100.000 lượt thí sinh dự thi hồi năm ngoái.

Kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội

Năm 2024, Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức 6 đợt thi đánh giá tư duy ở: Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Hải Phòng, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng. Thí sinh được thi không giới hạn số lần nhưng ở các đợt sau, hệ thống sẽ ưu tiên những người thi lần đầu. Lệ phí mỗi lần thi là 450.000 đồng.

Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, nội dung và hình thức thi năm 2024 vẫn giữ nguyên như năm 2023. Bài thi sẽ bao gồm ba phần: Tư duy Toán học (60 phút), Tư duy Đọc hiểu (30 phút) và Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề (60 phút) với ba mức độ đánh giá tư duy (tư duy tái hiện, tư duy suy luận và tư duy bậc cao).

Các câu hỏi được xây dựng dưới hình thức trắc nghiệm với 4 dạng cấu trúc: Chọn đáp án đúng, đúng/sai, kéo thả và câu trả lời ngắn.

Kỳ thi đánh giá tư duy không tập trung kiểm tra kiến thức nên không đòi hỏi thí sinh dành thời gian ôn luyện nhiều, bởi rèn luyện tư duy đã được hình thành trong suốt quá trình học.

Thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá tư duy sẽ được cấp giấy chứng nhận kết quả thi có thời hạn trong 2 năm và có thể sử dụng điểm số này để đăng ký xét tuyển vào các trường đại học chấp nhận kết quả này.

Năm 2023, đã có 32 trường đại học, học viện sử dụng kết quả của kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội làm căn cứ xét tuyển.

Kỳ thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

2024 là năm thứ 3 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực. Kỳ thi diễn ra vào ngày 11/5 tại 3 địa điểm, gồm: Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Quy Nhơn và trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng. Kết quả thi được công bố trước 1/6.

Thí sinh lựa chọn đăng ký một số bài thi trong các môn: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý và sử dụng kết quả để đăng ký xét tuyển theo yêu cầu của mỗi trường.

Đại học Sư phạm Hà Nội cho hay, sẽ mở đăng ký dự thi trực tuyến trên Cổng thông tin của trường, từ ngày 15/3 đến 15/4, tại địa chỉ: https://ts2024.hnue.edu.vn/. Lệ phí thi là 200.000 đồng/môn. Mỗi ca thi, thí sinh chỉ đăng ký tối đa 1 bài.

Ngoài Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 8 trường đại học đã công nhận và sử dụng kết quả kỳ thi này là Trường Sư phạm Hà Nội 2, Trường Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, các trường Sư phạm thuộc Đại học Huế, Đà Nẵng, Thái Nguyên; Đại học Vinh, Đại học Quy Nhơn và Đại học Y Dược Thái Bình. Danh sách này có thể tăng trong thời gian tới.

Kỳ thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh

Năm 2024, trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức 3 đợt thi đánh giá năng lực để xét tuyển đầu vào.

Kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt của trường gồm 6 bài thi: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, tiếng Anh. Điểm mỗi bài thi sẽ được quy về thang 10.

Thí sinh làm bài thi trên máy tính. Trong đó, môn Toán, Lý, Hóa, Sinh có thời gian làm bài 90 phút, gồm 50 câu hỏi, trong đó 35 câu trắc nghiệm bốn lựa chọn, 15 câu dạng trả lời ngắn. Bài thi Ngữ văn gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm bốn lựa chọn, một bài viết nghị luận xã hội, thời gian làm bài tương tự. Riêng bài thi môn Tiếng Anh có thời gian làm bài 180 phút với 4 phần nghe, nói, đọc, viết.

Đề thi bám sát chương trình phổ thông, trong đó phần kiến thức lớp 12 chiếm tỷ lệ khoảng 70 - 80%, còn lại là kiến thức lớp 10, 11. Thí sinh có thể đăng ký một hoặc nhiều bài thi, tùy theo nhu cầu và tổ hợp xét tuyển.

Kỳ thi này mở rộng cho cả học sinh lớp 11, 12 và những người muốn dự thi, không riêng cho học sinh lớp 12.

Từ năm 2023, kỳ thi này được 6 trường sư phạm khác công nhận, dùng kết quả để xét tuyển, gồm: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Sư phạm Hà Nội 2, và các trường sư phạm trực thuộc Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng và Đại học Vinh.

Kỳ thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh

Năm 2024 là năm thứ 2 Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực riêng. Kỳ thi gồm 6 bài độc lập: Toán, Vật lý, Hóa học, Tiếng Anh, Lịch sử, Địa lý. Trong đó, môn toán có thời gian làm bài 90 phút, còn lại 60 phút với hình thức trắc nghiệm.

Trường dành 10 - 40% chỉ tiêu các chương trình chuẩn để xét tuyển bằng kết quả kỳ thi này. Dự kiến, 4 đợt thi diễn ra từ tháng 3 đến tháng 5. Lệ phí thi là 115.000 đồng/môn.

Kỳ thi của Trường Đại học Việt Đức

Trường Đại học Việt Đức Trường tiếp tục tổ chức kỳ thi riêng bằng bài thi TestAS (Test for Academic Studies), bao gồm một bài thi cơ bản (Core Test) và một bài thi kiến thức chuyên ngành (Subject Specific Test). Đây vốn là bài kiểm tra để đánh giá khả năng học đại học của sinh viên nước ngoài tại Đức. Lệ phí thi là 1,5 triệu đồng.

Ngoài ra, thí sinh phải làm bài thi tiếng Anh, gồm kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, với chi phí 250.000 đồng. Trường dự kiến thời gian thi trong tháng 5.

Kỳ thi của Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội

Kỳ thi riêng của Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội được với các tổ hợp môn riêng cho từng ngành. Thí sinh đăng ký ngành nào sẽ thi tổ hợp đó.

Để tham dự, thí sinh phải có điểm trung bình lớp 11 và 12 của các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin từ 6,5 trở lên. Các chương trình song bằng yêu cầu học sinh có thêm chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 6.0 hoặc TOEFL iBT từ 60.

Riêng ngành Dược học, yêu cầu là điểm trung bình từ 7 đến 8,8 và IELTS từ 5.0 hoặc TOEFL iBT từ 35 điểm trở lên.

Lịch thi và phỏng vấn của trường như sau:

Năm 2023, Bộ Công an, Đại học Sài Gòn cũng tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực, kiểm tra đầu vào riêng. Tuy nhiên, các đơn vị này chưa công bố thông tin về kỳ thi riêng năm nay.