Ứng dụng công nghệ hiện đại đang trở thành xu hướng tất yếu trong sản xuất lúa gạo. Việc sử dụng các hệ thống máy móc tự động hóa, công nghệ cảm biến và quản lý dữ liệu lớn (Big Data) sẽ giúp nâng cao năng suất, giảm chi phí và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Các nước có tiềm năng xuất khẩu lớn đang dần chuyển đổi mô hình sản xuất truyền thống sang ứng dụng công nghệ cao để đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế.
Ứng dụng công nghệ hiện đại đang trở thành xu hướng tất yếu trong sản xuất lúa gạo. Việc sử dụng các hệ thống máy móc tự động hóa, công nghệ cảm biến và quản lý dữ liệu lớn (Big Data) sẽ giúp nâng cao năng suất, giảm chi phí và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Các nước có tiềm năng xuất khẩu lớn đang dần chuyển đổi mô hình sản xuất truyền thống sang ứng dụng công nghệ cao để đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế.
Lúa gạo là mặt hàng thiết yếu trong đời sống và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước nông nghiệp như Việt Nam. Tuy nhiên, giá lúa, gạo thường xuyên biến động, chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau.
Giá lúa gạo hôm nay (12-8) trong nước ổn định cả lúa và gạo so với hôm qua; giá gạo xuất khẩu tăng nhẹ.
Cụ thể, gạo nguyên liệu IR 504 Hè Thu giữ ở mức 11.400 - 11.550 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 giữ ở mức 13.550 - 13.650 đồng/kg.
Tại các chợ lẻ, giá gạo ghi nhận không có sự điều chỉnh với các mặt hàng gạo lẻ. Hiện gạo Nàng Nhen có giá niêm yết cao nhất 30.000 đồng/kg; gạo Jasmine 18.000 - 20.000 đồng/kg; gạo Nàng hoa 20.000 đồng/kg; gạo tẻ thường dao động quanh mốc 15.000 - 16.000 đồng/kg; thơm thái hạt dài 20.000 - 21.000 đồng/kg; gạo Hương lài 20.000 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan (Trung Quốc) 21.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 17.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 18.500 đồng/kg; gạo Sóc Thái giá 20.000 đồng/kg; gạo Nhật giá 22.000 đồng/kg.
Với mặt hàng lúa, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, giá lúa hôm nay ghi nhận có điều chỉnh so với ngày hôm qua. Cụ thể, IR 50404 giá dao động quanh mốc 6.900 - 7.000 đồng/kg; lúa Đài thơm 8 ở mức giá 7.400 - 7.600 đồng/kg; lúa OM 5451 giá ở mức 7.000 - 7.200 đồng/kg; lúa OM 18 có giá 7.650 - 7.800 đồng/kg; lúa OM 380 dao động từ 6.800 - 7.100 đồng/kg; lúa Nhật ở mốc ở mốc 7.800 - 8.000 đồng/kg; Nàng Hoa 9 giá 6.900 - 7.000 đồng/kg, và lúa Nàng Nhen (khô) ở mức 20.000 đồng/kg.
Cũng theo đó, thị trường nếp ghi nhận không có điều chỉnh so với ngày hôm qua. Nếp IR 4625 (tươi) 7.500 - 7.800 đồng/kg ổn định so với ngày hôm qua. Nếp Long An (tươi) 7.400 - 7.600 đồng/kg. Nếp An Giang (tươi) 7.000 - 7.200 đồng/kg, đi ngang so với ngày hôm qua.
Mặt hàng phụ phẩm hôm nay ghi nhận không có điều chỉnh so với ngày hôm qua. Hiện, giá tấm OM 5451 giữ ở mức 9.200 - 9.400 đồng/kg; giá cám khô giữ ở mức 7.250 - 7.350 đồng/kg.
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ghi nhận có điều chỉnh so với ngày hôm qua. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), gạo 100% tấm ở mức 435 USD/tấn; gạo tiêu chuẩn 5% tấm giữ vững ở mức 562 USD/tấn, tăng 3 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 525 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn.
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.
Giá lúa gạo hôm nay (11-8) tại thị trường trong nước duy trì ổn định. Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long-vựa lúa gạo của cả nước cũng duy trì ổn định so với hôm qua.
Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay (10-8) tại thị trường trong nước điều chỉnh tăng 50 - 100 đồng/kg với một số loại lúa và gạo. Thị trường giao dịch lúa cầm chừng, nhu cầu mua khá.
Giá lúa gạo hôm nay tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng tăng với mặt hàng lúa và giảm với mặt hàng gạo.
Cập nhật từ Sở NN&PTNT tỉnh An Giang cho biết, giá lúa hôm nay ghi nhận có điều chỉnh so với ngày hôm qua, lúa IR 50404 giá ở mức 7.300 - 7.500 đồng/kg; lúa Đài thơm 8 ở mức giá 8.200 - 8.400 đồng/kg, lúa OM 5451 ở mức 7.400 - 7.600 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; lúa OM 18 có giá 8.200 - 8.400 đồng/kg; lúa OM 380 dao động 6.800 - 7.000 đồng/kg; lúa Nhật ở mốc 7.800 - 8.000 đồng/kg và lúa Nàng Nhen (khô) ở mức 20.000 đồng/kg.
Trên thị trường lúa, ghi nhận tại Hậu Giang, Long An giao dịch lúa mới ít, nguồn lúa có ít, giá bình ổn.
Bên cạnh đó, thị trường nếp không có điều chỉnh so với ngày hôm qua. Nếp Long An IR 4625 (tươi) 7.800 - 7.900 đồng/kg ổn định so với ngày hôm qua. Nếp Long An IR 4625 (khô) 9.600 - 9.800 đồng/kg ổn định so với ngày hôm qua. Nếp Long An 3 tháng (khô) 9.800 – 10.000 đồng/kg.
Trên thị trường gạo, ghi nhận tại các địa phương như An Giang, Đồng Tháp, kho mua chậm, khó mua gạo đẹp, nguồn về ít, giá giảm nhẹ.
Trên thị trường gạo, giá gạo ghi nhận có điều chỉnh so với ngày hôm qua. Hiện giá gạo nguyên liệu IR 504 Hè Thu xuống mức 10.300 - 10.500 đồng/kg giảm 100 - 200 đồng/kg so với ngày hôm qua. Trong khi đó, gạo thành phẩm IR 504 ở mức 12.400 - 12.550 đồng/kg giảm 50 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Với mặt hàng phụ phẩm, giá phụ phẩm các loại dao động trong khoảng từ 6.100 - 9.400 đồng/kg. Hiện, giá tấm OM 5451 ở mức 9.200 - 9.400 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg; giá cám khô ở mức 6.100 - 6.200 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam có điều chỉnh so với ngày hôm qua. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), gạo 100% tấm ở mức 423 USD/tấn, giảm 4 USD/tấn; gạo tiêu chuẩn 5% ở mức 518 USD/tấn, giảm 6 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 488 USD/tấn, giảm 7 USD/tấn.
Cập nhật nhanh bảng giá lúa gạo mới nhất hôm nay và các diễn biến mới nhất về xuất khẩu gạo Việt Nam tại đây.
Chủ đề cập nhật liên tục các bài viết mới nhất về thị trường lúa gạo với các nội dung gồm:
Tại thị trường trong nước, giá lúa, gạo nhìn chung ổn định, phản ánh sự bền vững trong sản xuất và tiêu thụ. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - vùng trồng lúa lớn nhất cả nước - tiếp tục đóng vai trò chủ lực trong việc cung ứng lúa gạo, với các giống lúa chất lượng cao ngày càng được ưa chuộng. Tuy nhiên, thị trường giao dịch lúa gạo đôi khi có dấu hiệu trầm lắng do nhu cầu tiêu thụ không đồng đều ở các thời điểm khác nhau. Ngoài ra, sự ổn định này cũng nhờ vào các chính sách hỗ trợ từ nhà nước, như thu mua lúa tạm trữ, đầu tư vào hệ thống thủy lợi và thúc đẩy hợp tác xã nông nghiệp. Những nỗ lực này đã giúp đảm bảo đầu ra ổn định cho nông dân và nâng cao chất lượng lúa gạo trên thị trường.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục giữ vững vị thế cao trên thị trường quốc tế, vượt qua các đối thủ trong khu vực. Điều này nhờ vào chất lượng gạo ngày càng được cải thiện, đặc biệt là các loại gạo đặc sản như gạo thơm, gạo hữu cơ, đáp ứng tốt yêu cầu của các thị trường khó tính như EU, Mỹ và Nhật Bản. Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu gạo hiện nay đang bị ảnh hưởng bởi những biến động trong chính sách thương mại của các quốc gia nhập khẩu, cùng với áp lực cạnh tranh từ các nhà cung cấp lớn khác như Thái Lan và Ấn Độ. Đặc biệt, các hạn chế về xuất khẩu tại Ấn Độ đã mở ra cơ hội để Việt Nam tăng thị phần xuất khẩu, nhưng cũng đồng thời đặt ra thách thức về việc đảm bảo nguồn cung trong nước.
Biến đổi khí hậu đang đặt ra thách thức lớn cho ngành nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng. Các hiện tượng như hạn hán, lũ lụt và nhiệt độ tăng cao có thể làm giảm năng suất và diện tích trồng lúa. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến nguồn cung toàn cầu, khiến giá gạo có xu hướng tăng. Tuy nhiên, các nước sản xuất lớn như Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ đang đẩy mạnh ứng dụng các giống lúa chịu hạn, chịu mặn để ứng phó với tình hình này.