Hợp Đồng Lao Động Thời Vụ Có Phải Đóng Bảo Hiểm Xã Hội

Hợp Đồng Lao Động Thời Vụ Có Phải Đóng Bảo Hiểm Xã Hội

Hợp đồng cộng tác viên có phải đóng bảo hiểm không là thắc mắc của nhiều người lao động. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp người lao động nhầm lẫn và phải chịu nhiều rủi ro khi không ký hợp đồng.

Hợp đồng cộng tác viên có phải đóng bảo hiểm không là thắc mắc của nhiều người lao động. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp người lao động nhầm lẫn và phải chịu nhiều rủi ro khi không ký hợp đồng.

Hợp đồng cộng tác viên có thể không phải là hợp đồng lao động

Cộng tác viên được hiểu là một người được thuê hoặc hợp đồng để tham gia vào một dự án hoặc công việc cụ thể của công ty hoặc tổ chức.

Cộng tác viên thường làm việc độc lập nhưng phối hợp với nhân sự khác trong tổ chức để hoàn thành dự án. Cộng tác viên có thể làm việc tại văn phòng của công ty, làm việc từ xa, tùy thuộc vào yêu cầu của công việc và tổ chức.

Một cộng tác viên có thể cùng lúc làm việc cho nhiều tổ chức, công ty khác nhau mà không chịu sự ràng buộc về quy định, nội quy của tổ chức đang làm việc.

Hiện nay rất nhiều trường hợp hợp đồng cộng tác viên không phải hợp đồng lao động. Cụ thể:

Căn cứ Khoản 1, Điều 13, Bộ luật Lao động 2019 quy định:

“1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.”

Tuy nhiên tại Điều 513, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng dịch vụ như sau:

“Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ”

Theo định nghĩa về hợp đồng lao động thì hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng lao động chỉ khi có thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.

Mặt khác, hợp đồng cộng tác viên không có các điều kiện về lao động, quyền và nghĩa vụ của các bên mà chỉ ghi nhận sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ có trả tiền công thì hợp đồng đó là hợp đồng dịch vụ.

Cộng tác viên làm việc tại nhà ký hợp đồng dịch vụ không phải đóng bảo hiểm

Hợp đồng thời vụ là hợp đồng gì?

Hợp đồng thời vụ là cách gọi theo tính chất thời gian làm việc mùa vụ của người lao động. Để hiểu rõ hơn về loại hợp đồng này người lao động cần nắm được thông tin về các loại hợp đồng lao động được giao kết.

Căn cứ theo Điều 20, Bộ luật Lao động 2019 quy định từ ngày 01/01/2021, hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong 02 loại sau đây:

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;

Hợp đồng lao động xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

Theo quy định này, có thể hiểu hợp đồng lao động thời vụ là hợp đồng lao động xác định thời hạn không quá 36 tháng. Hợp đồng thường phát sinh theo mùa vụ hoặc công việc nhất định.

Hợp đồng thời vụ không phải đóng bảo hiểm khi lương mỗi tháng dưới mức lương cơ bản

Theo quy định tại Điểm 2.6, Khoản 2, Điều 6, Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối thiểu quy định như sau:

“2.6. Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường”

Như vậy, với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng. Nếu người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ có mức lương theo tháng dưới mức lương tối thiểu vùng sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Mức lương tối thiểu vùng năm 2023 được căn cứ theo quy định tại Nghị định số 38/2022/NĐ-CP, từ ngày 01/01/2023 được quy định như sau:

Tóm lại, hợp đồng thời vụ chỉ phải đóng bảo hiểm xã hội khi có thời gian làm việc từ một tháng trở lên, đảm bảo thời gian nghỉ không hưởng lương không quá 14 ngày/tháng và mức tiền lương được trả theo tháng lớn hơn mức lương tối thiểu vùng.

Hy vọng những chia sẻ từ Bảo hiểm xã hội điện tử eBH về hợp đồng thời vụ có phải đóng bảo hiểm không trong bài viết này sẽ giúp người lao động xác định được trường hợp đóng bảo hiểm xã hội của mình để nhận những quyền lợi khi tham gia BHXH mang lại.

Hỏi: Luật sư cho tôi hỏi tôi làm tài xế cho công ty thực phẩm X được hơn một năm nay, hai bên ký kết với nhau hợp đồng dịch vụ vận chuyển theo từng đợt, vậy trường hợp của tôi có được công ty đóng bảo hiểm xã hội không?

Đối với câu hỏi trên bạn có thể tham khảo quy định pháp luật dưới đây:

Theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về đối tượng áp dụng của Luật như sau:

“1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồnglao động không xác định thời hạn, hợp đồnglao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tácxã có hưởng tiền lương;

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.”

Theo quy định tại Điều 513 BLDS 2015 về Hợp đồng dịch vụ như sau:

“Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.”

Theo đó, hợp đồng dịch vụ sẽ không có sự ràng buộc về thời gian làm việc, địa điểm làm việc, tiền lương, kỷ luật lao động,…như hợp đồng lao động mà chỉ là cung ứng dịch vụ, thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm như đã ký kết trong hợp đồng dịch vụ. Như vậy khi hai bên giao kết hợp đồng dịch vụ sẽ không làm phát sinh quan hệ lao động, không là đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo Luật Bảo hiểm xã hội nên trong trường hợp này sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Nếu cần tư vấn, giải đáp thắc mắc vui lòng liên hệ:

Văn phòng: số 43, Lê Thị Hồng Gấm, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh

Mời bạn đọc sách: CẨM NANG MUA BÁN ĐẤT – PHÁP LÝ, CHIÊU TRÒ VÀ MƯU KẾ, tại link này:

Mời bạn đọc sách: CẨM NANG MUA BÁN NHÀ – PHÁP LÝ, CHIÊU TRÒ VÀ MƯU KẾ, tại link này:

Mời bạn đọc sách: QUẢN TRỊ RỦI RO PHÁP LÝ TRONG KINH DOANH, tại link này: