Khóa Học Pháp Chế Ngân Hàng

Khóa Học Pháp Chế Ngân Hàng

Nhu cầu tuyển dụng chuyên viên pháp chế hiện nay được đánh giá là khá cao. Mức lương của pháp chế doanh nghiệp sẽ cao hơn so với các ngành, nghề luật khác và pháp chế ngân hàng lại cao hơn so với mặt bằng chung của nghề pháp chế.

Nhu cầu tuyển dụng chuyên viên pháp chế hiện nay được đánh giá là khá cao. Mức lương của pháp chế doanh nghiệp sẽ cao hơn so với các ngành, nghề luật khác và pháp chế ngân hàng lại cao hơn so với mặt bằng chung của nghề pháp chế.

Vai trò của nhân viên pháp chế trong ngân hàng

Nhân viên pháp chế là một vị trí quan trọng trong ngân hàng, vì thế nó nắm giữ một số vai trò nhất định.

Pháp chế ngân hàng sẽ tư vấn cho Ban lãnh đạo ngân hàng về những vấn đề pháp lý liên quan đến các hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó, họ sẽ đưa ra kiến nghị về mặt pháp lý (nếu có) khi Ban lãnh đạo đặt ra vấn đề.

Không những vậy, nhân viên pháp chế ngân hàng còn phối hợp với các cơ quan, tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nội quy của ngân hàng cho người lao động.

Ngoài ra, họ còn có vai trò lập kế hoạch, tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật của các đơn vị trong toàn ngân hàng hoặc tổng kết việc thực hiện, thi hành pháp luật trong toàn ngân hàng.

Tổ chức của phòng pháp chế ngân hàng

Các ngân hàng đều có phòng/ban pháp chế và mỗi ngân hàng đều có một cách thức tổ chức riêng biệt. Tùy thuộc từng ngân hàng mà cơ cấu của phòng/ban pháp chế sẽ khác nhau.

Tuy nhiên, tựu chung thì phòng/ban pháp chế ngân hàng sẽ bao gồm các bộ phận:

Mỗi bộ phận sẽ có một nhiệm vụ riêng biệt tùy thuộc vào ban Pháp chế quy định.

- Trưởng phòng/ban pháp chế sẽ tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước Ban lãnh đạo ngân hàng về công tác của phòng/ban mình.

- Phó trưởng phòng/ban có nhiệm vụ giúp trưởng phòng/ban chỉ đạo điều hành một số mặt công tác của phòng/ban theo phân công của trưởng phòng/ban và chịu trách nhiệm trước trưởng ban về nhiệm vụ được phân công.

- Nhân viên pháp chế trong hoạt động ngân hàng đóng vai trò là cầu nối giữa pháp luật và kinh doanh. Họ là người đứng giữa, giúp các nhà quản trị, điều hành ngân hàng đưa pháp luật vào thực tế hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả và an toàn nhất.

Chuyên viên phòng/ban pháp chế được quyền tham mưu, đề xuất ý kiến giải quyết công việc với trưởng phòng/ban của mình.

Ngoài ra, phòng/ban pháp chế được quyền yêu cầu các cá nhân, đơn vị có liên quan cung cấp thông tin cần thiết khi thực hiện nhiệm vụ từ Ban lãnh đạo.

Pháp chế ngân hàng là làm gì?

Tùy vào bộ phận cụ thể, nhân viên pháp chế ngân hàng có nhiệm vụ tư vấn pháp luật cho ngân hàng, tham mưu, tư vấn về những vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức, quản lý, hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đảm bảo mọi hoạt động được thực hiện đúng quy định pháp luật.

Do đó, có thể hạn chế tối đa rủi ro pháp lý đồng thời tăng cường bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngân hàng.

Cụ thể, nhân viên pháp chế ngân hàng sẽ thực hiện các công việc như:

- Tư vấn, tham gia hỗ trợ pháp lý cho nội bộ để xử lý các công việc phát sinh trong hoạt động kinh doanh hằng ngày của Ngân hàng theo đúng pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi của Ngân hàng.

- Tham gia đàm phán, đóng góp ý kiến pháp lý đối với các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận theo chỉ đạo của Ban Lãnh đạo và các đơn vị kinh doanh.

- Tư vấn, soạn thảo, rà soát, hiệu chỉnh các hợp đồng phục vụ cho toàn bộ các hoạt động kinh doanh, giao dịch của ngân hàng.

- Tư vấn, đề xuất hướng xử lý, đại diện ngân hàng tham gia giải quyết tranh chấp. Nhân viên pháp chế ngân hàng phải đưa ra những định hướng và chịu trách nhiệm đối với hoạt động pháp lý và các công việc được phân công phụ trách.

Họ cũng sẽ là người đại diện cho ngân hàng trước Tòa án hay Trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp.

Ngoài ra, họ còn thực hiện thêm các công việc khác theo yêu cầu của lãnh đạo cấp cao nhằm đáp ứng mục tiêu của ngân hàng trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.