Khi bắt đầu học tiếng Anh, bạn giống như một tờ giấy trắng. Bạn bắt đầu tiếp cận với thế giới ngôn ngữ một cách chậm rãi và viết lên những nét chữ đầu tiên. “Tôi nên bắt đầu học tiếng Anh như thế nào?” là câu hỏi rất nhiều người đặt ra.
Khi bắt đầu học tiếng Anh, bạn giống như một tờ giấy trắng. Bạn bắt đầu tiếp cận với thế giới ngôn ngữ một cách chậm rãi và viết lên những nét chữ đầu tiên. “Tôi nên bắt đầu học tiếng Anh như thế nào?” là câu hỏi rất nhiều người đặt ra.
Phương pháp tự học Tiếng Anh hiệu quả là học những từ vựng theo chủ đề. Nếu bạn học nhiều từ vựng của từ nhiều chủ đề khác nhau không theo một trật tự nào sẽ khiến bạn dễ nản chí. Việc học từ vựng theo chủ đề cụ thể sẽ giúp bạn dễ nhớ và xác định được ngữ cảnh cần sử dụng chuẩn hơn.
Việc có nền tảng kiến thức chắc chắn sẽ giúp bạn có thể tiến bộ tốt hơn sau này. Vì vậy, bạn không cần thúc đẩy bản thân học quá nhanh. Ngoài việc học thuộc các từ vựng, mẫu câu, bạn nên học cả cách sử dụng chúng trong ngữ cảnh nào.
Muốn trình độ Tiếng Anh thật tốt thì phải có nền tảng chắc chắn. Vì vậy, bạn không nên quá vội vàng trong việc học Tiếng Anh. Bạn cần học từ những thứ cơ bản đến phức tạp và khối lượng kiến thức học mỗi ngày nên tăng dần theo thời gian. Bạn có thể học chậm nhưng chắc chắn để có thể tăng tốc về sau. Đừng cố gắng nhồi nhét nhiều kiến thức cùng lúc mà hãy phân chia nhỏ ra để có thể tiếp thu một cách tốt nhất.
Khi mới bắt đầu học, bạn sẽ thường xuyên mắc những lỗi sai. Bạn đừng quá chán nản mà bỏ cuộc giữa chừng. Ai cũng sẽ có lúc mắc sai lầm, đặc biệt là những người mới bắt đầu học. Quan trọng là bạn phải cố gắng luyện tập và thực hành để phát hiện lỗi và sửa lại.
Khi mới bắt đầu học Tiếng Anh, bạn nên bắt đầu làm quen với việc nghe Tiếng Anh bất cứ khi nào có thể. Việc nghe thường xuyên sẽ giúp bạn quen với môi trường Tiếng Anh. Nếu bạn học bằng mắt thì hiệu quả việc học sẽ không cao bằng thường xuyên nghe Tiếng Anh.
Tham gia các câu lạc bộ Tiếng Anh hoặc lập một nhóm bạn để học Tiếng Anh cùng nhau sẽ giúp bạn cải thiện ngôn ngữ rất nhiều. Mọi người có thể sửa lỗi cho nhau, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm học tập và nhắc nhở nhau cùng cố gắng.
Bên cạnh việc có động lực, việc lập kế hoạch và có mục tiêu cụ thể cũng rất quan trọng. Việc có mục tiêu rõ ràng như đạt IELTS 6.0 hoặc có thể giao tiếp Tiếng Anh trôi chảy trong 5 tháng… sẽ giúp bạn có thêm động lực để học tập. Sau đó, bạn hãy lên kế hoạch và chọn các phương pháp học Tiếng Anh phù hợp để đạt được mục tiêu.
Một trong những phương pháp học Tiếng Anh hiệu quả là bạn hãy xem Tiếng Anh như một phần của cuộc sống hàng ngày. Khi tự học tại nhà, bạn nên dùng Tiếng Anh như thói quen thông qua việc nghe nhạc, xem phim, xem thời sự, viết những dòng trạng thái bằng Tiếng Anh, cài ngôn ngữ điện thoại sang Tiếng Anh.
Việc kết bạn với người bản xứ không chỉ giúp bạn mở rộng mối quan hệ mà còn tạo cho bạn nhiều cơ hội giao tiếp Tiếng Anh. Khi giao tiếp với người bản xứ, bạn sẽ học được cách phát âm, ngữ điệu cũng như cách sử dụng từ ngữ của họ trong câu. Bạn có thể thử tìm và kết bạn với họ qua các trang cộng đồng hoặc đến những nơi họ hay tới.
Việc học bằng tất cả giác quan như nghe, nhìn, chạm, vị giác… sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Phương pháp học Tiếng Anh này có thể giúp bạn tiếp thu kiến thức cao cũng như tạo hứng thú đối với việc học.
Đầu tiên, bạn cần phải xây dựng động lực cho bản thân. Có như thế, bạn mới hào hứng bắt tay vào việc học. Đồng thời, bạn cần giữ động lực ấy đến cùng để không từ bỏ giữa chừng việc học Tiếng Anh. Cách tốt nhất để tạo động lực chính là đặt mục tiêu. Tuy nhiên, đừng quá tham lam mà đặt mục tiêu quá cao khi mới bắt đầu. Hoặc, đừng quá sợ hãi, nhút nhát mà đặt mục tiêu thấp, an toàn.
Một trong những phương pháp học Tiếng Anh hiệu quả là tham gia các câu lạc bộ, các lớp giao tiếp Tiếng Anh. Điều đó sẽ giúp bạn có được một môi trường học Tiếng Anh bổ ích. Khi tham gia, bạn sẽ có nhiều cơ hội giao tiếp Tiếng Anh và được những người có kinh nghiệm chia sẻ những mẹo học hữu ích.
Việc học cùng bạn bè sẽ giúp ích rất nhiều cho trình độ Tiếng Anh của bạn. Bạn có thể tập giao tiếp Tiếng Anh cùng bạn bè, sửa lỗi sai cho nhau và cùng nhắc nhở nhau học tập. Bên cạnh đó, giữa một nhóm bạn cũng sẽ có tính cạnh tranh tích cực với nhau, tạo động lực cho bạn học tập mỗi ngày.
Bạn có thể kết hợp việc học Tiếng Anh và giải trí thông qua nghe bài hát, xem phim ảnh… Hiện nay có rất nhiều trang web giúp bạn vừa học vừa chơi vo cùng hiệu quả đấy.
Hiện nay, trên các trang web và mạng xã hội có chia sẻ rất nhiều tài liệu Tiếng Anh. Bạn có thể tham khảo các tài liệu ấy để bổ sung kiến thức. Tuy nhiên, bạn vẫn nên xem có chọn lọc. Bạn chỉ nên sử dụng những tài liệu chính thống hoặc tài liệu được cung cấp bởi các trung tâm ngoại ngữ chất lượng. Việc này sẽ giúp bạn tránh sử dụng những tài liệu có nội dung thiếu chính xác, ảnh hưởng xấu đến quá trình học Tiếng Anh.
Đối với người mới, bạn nên nghe thật nhiều để tạo thói quen và hình thành môi trường Tiếng Anh trong não. Bạn nên chú ý lựa chọn những bài nghe phù hợp. Bạn có thể nghe những bài hát có từ vựng đơn giản, dễ hiểu và tốc độ chậm. Đừng nên nản chí, vì như vậy bạn mới có thể bắt đầu từng bước học Tiếng Anh thật vững chắc.
Trong quá trình học, bạn nên kiểm tra trình độ định kỳ để phát hiện kịp thời những điểm yếu. Qua đó, bạn sẽ có những kế hoạch mới nhằm cản thiện trình độ hiện tại. Nhưng, nếu kết quả kiểm tra không tiến bộ hoặc thụt lùi thì bạn nên xem xét lại kế hoạch của mình và xin lời khuyên của những người có kinh nghiệm.
Cuộc hội thoại là đối đáp giữa hai người trở lên nói chuyện với nhau. Khi luyện nghe, bạn nên cố gắng nghe thật kỹ những câu hỏi và thử tự trả lời. Cách học như vậy sẽ nâng cao khả năng trình độ tư duy Tiếng Anh của bạn. Bạn có thể áp dụng cách học này trên các trang web hoặc các ứng dụng học Tiếng Anh.
Bạn không nên học thuộc lòng ngữ pháp Tiếng Anh một cách quá cứng nhắc. Cách học “vẹt” như vậy sẽ không mang lại hiệu quả cao khi thực hành thực tế. Bên cạnh việc nắm cấu trúc cơ bản, bạn vẫn phải học cách áp dụng ngữ pháp đó như thế nào trong đời sống.