Nghỉ Việc Không Báo Trước Bị Phạt

Nghỉ Việc Không Báo Trước Bị Phạt

Thử việc là khoảng thời gian để công ty đánh giá năng lực của ứng viên; đồng thời cũng là giai đoạn để ứng viên xem xét hoạt động, môi trường làm việc,… để đưa ra quyết định có gắn bó lâu dài với công ty hay không. Nếu cảm thấy không phù hợp, bạn hoàn toàn có thể nghỉ việc trong thời gian thử việc.

Thử việc là khoảng thời gian để công ty đánh giá năng lực của ứng viên; đồng thời cũng là giai đoạn để ứng viên xem xét hoạt động, môi trường làm việc,… để đưa ra quyết định có gắn bó lâu dài với công ty hay không. Nếu cảm thấy không phù hợp, bạn hoàn toàn có thể nghỉ việc trong thời gian thử việc.

Các quy định chung về thử việc

Người lao động trước khi bắt đầu thử việc tại một doanh nghiệp nào đó thì nên nắm được cơ bản các quy định về vấn đề thử việc (theo Bộ luật lao động 2019), cụ thể như sau:

Người lao động và chủ doanh nghiệp tự thỏa thuận với nhau về nội dung thử việc, được trình bày rõ trong hợp đồng lao động hoặc hợp đồng thử việc riêng.

Về thời gian thử việc sẽ do 2 bên tự thỏa thuận với nhau, tùy vào từng vị trí, tính chất công việc mà thời gian sẽ khác. Tuy nhiên chỉ được thử việc duy nhất một lần cho một vị trí làm việc, đồng thời phải đảm bảo các điều kiện sau:

Thông báo nghỉ trước một khoảng thời gian

Nếu bạn đã chắc chắn muốn nghỉ trong quá trình thử việc thì hãy thông báo với người quản lý về điều này trước 4 – 5 ngày. Khi làm điều này, doanh nghiệp sẽ cảm thấy rằng bạn là một người làm việc chuyên nghiệp, có trách nhiệm và đáng để tin cậy. Đồng thời khoảng thời gian đó cũng vừa đủ để họ tìm một người thay thế vị trí của bạn.

Đôi khi thử việc tại một số doanh nghiệp không có hợp đồng ràng buộc, thế nhưng bạn cũng đừng vội vàng nghỉ không thông báo nhé. Bạn hãy học cách làm quen với quy trình làm việc chuyên nghiệp.

Cách xin nghỉ trong thời gian thử việc chuyên nghiệp

Trong quá trình thử việc bạn cũng có thể nghỉ nếu cảm thấy bản thân không phù hợp hoặc có bất kỳ lý do nào. Tuy nhiên, xin nghỉ như thế nào để thể hiện sự tôn trọng và chuyên nghiệp của mình? Cùng theo dõi tips mà JobsGO mách bạn dưới đây.

Đề nghị hỗ trợ công việc khi cần thiết

Khi bạn thông báo chính thức với người quản lý về vấn đề xin nghỉ thì bạn cũng nên hỏi về tình hình công việc hiện tại xem có cần hỗ trợ gì thêm không. Nếu như công ty không cần hỗ trợ thì bạn có thể đề xuất xin nghỉ sớm hơn thời gian dự định để tìm công việc khác phù hợp hoặc dành thời gian cho học tập.

Còn trong trường hợp công ty cần hỗ trợ thì bạn hãy thể hiện sự chuyên nghiệp của mình bằng cách vui vẻ, dốc sức hoàn thành nhiệm vụ. Như vậy, cho dù bạn nghỉ thì cũng vẫn giữ được ấn tượng tối với công ty, có thể từ đây sẽ mở ra thêm nhiều cơ hội mới cho bạn.

Tổng hợp toàn bộ tài liệu cần bàn giao

Trong khoảng thời gian thử việc nhiều doanh nghiệp vẫn sẽ đưa cho bạn các tài liệu, văn bản liên quan trực tiếp đến công việc. Khi đã xin nghỉ thì bạn hãy lập danh sách công việc, tài liệu cần bàn giao và hoàn thành nó trước thời gian nghỉ. Điều này sẽ giúp cho việc bàn giao không bị thiếu sót, đặc biệt bạn cũng không phải tốn thời gian quay lại công ty lần nữa.

Lý do xin nghỉ việc cũng khá quan trọng, nó khiến cho người quản lý có thể đánh giá về con người của bạn ngay lập tức. Vì vậy, cho dù bạn có đang bất mãn với công việc, đồng nghiệp, chế độ chính sách của công ty… thì cũng đừng vội nổi nóng. Bạn không nên than thở về công việc, môi trường,… bởi vì nó sẽ không dễ dàng để thay đổi văn hóa của một doanh nghiệp dưới sự đóng góp của bạn. Vì vậy bạn nên học cách vui vẻ, nhẹ nhàng đón nhận.

Bạn hãy bình tĩnh nói về lý do mình muốn nghỉ như: Không phù hợp với văn hóa, môi trường công ty, công việc chưa thật sự phù hợp, chưa đáp ứng được kỳ vọng của bạn,…. Nó vừa giúp bạn thể hiện sự chân thật lại vừa tôn trọng công ty.

Khi bạn đến với bất kỳ một doanh nghiệp nào, được thông qua phỏng vấn và thử việc tại công ty là do sự nỗ lực và khả năng của bạn. Đặc biệt, mối quan hệ giữa bạn và doanh nghiệp đều dựa trên quyền lợi và nghĩa vụ. Vì vậy, kể cả khi nghỉ việc thì bạn cũng không cần cảm thấy quá có lỗi và hạ thấp bản thân.

Lúc này bạn chỉ cần viết email hoặc gặp trực tiếp với người quản lý để trình bày vấn đề và xin nghỉ. Bạn cũng chỉ cần xin lỗi một lần và đề nghị giúp đỡ nếu cần thiết. Bạn đừng khúm lúm xin lỗi quá nhiều lần và cũng đừng nghĩ doanh nghiệp sẽ đánh giá đó là thái độ tốt nhé.

Tóm lại, như JobsGO đã diễn giải ở trên, nghỉ việc trong thời gian thử việc là một quyết định khó khăn nhưng điều đó có thể mang lại hạnh phúc và những cơ hội tốt hơn dành cho bạn.

Xem thêm: Nghỉ việc bao lâu thì lấy được tiền bảo hiểm xã hội?

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Thưa bạn Ngọc, theo như bạn nói đây là trường hợp công dân Việt Nam đi định cư ở nước ngoài sau khi đã có quyết định của cơ quan thẩm quyền cho phép định cư, có hộ chiếu và thị thực nhập cảnh (đối với những nước có yêu cầu thị thực nhập cảnh) thì việc mang ngoại tệ tiền mặt khi xuất cảnh được áp dụng theo quy định tại Thông tư số 15/2011/TT-NHNN, ngày 12-8-2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cụ thể:

Điều 2. Mức ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt phải khai báo Hải quan cửa khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh

1. Cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt trên mức quy định dưới đây phải khai báo Hải quan cửa khẩu:

a) 5.000 USD (Năm nghìn Đôla Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương;

b) 15.000.000 VNĐ (Mười lăm triệu đồng Việt Nam).

3. Mức ngoại tệ tiền mặt và đồng Việt Nam tiền mặt quy định phải khai báo Hải quan cửa khẩu quy định tại Khoản 1 Điều này không áp dụng đối với những cá nhân mang theo các loại phương tiện thanh toán, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam như séc du lịch, thẻ ngân hàng, sổ tiết kiệm, các loại chứng khoán và các loại giấy tờ có giá khác.

Điều 3. Giấy tờ xuất trình cho Hải quan cửa khẩu khi cá nhân xuất cảnh theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt phải khai báo

1. Cá nhân xuất cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt vượt mức quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Thông tư này hoặc vượt số mang vào đã khai báo Hải quan cửa khẩu khi nhập cảnh lần gần nhất, phải xuất trình cho Hải quan cửa khẩu:

a) Giấy xác nhận mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài (sau đây gọi là Giấy xác nhận) do tổ chức tín dụng được phép cấp phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối; hoặc

b) Văn bản chấp thuận cho cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp.

Điều 5. Cấp Giấy xác nhận và văn bản chấp thuận cho cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài

1. Thẩm quyền cấp Giấy xác nhận và văn bản chấp thuận cho cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài:

a) Tổng Giám đốc (Giám đốc) hoặc người được ủy quyền phù hợp với quy định của pháp luật của tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận cho cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt cho các mục đích nêu tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 8 của Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối (theo mẫu tại Phụ lục đính kèm Thông tư này).

b) Ngoài các trường hợp nêu tại điểm a Khoản này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, chấp thuận bằng văn bản cho cá nhân có nhu cầu mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài căn cứ vào tình hình thực tế và tính chất cần thiết của từng trường hợp.

Toàn cảnh buổi giao lưu trực tuyến.