Số Lượng Khách Du Lịch Đến Đà Nẵng Năm 2023

Số Lượng Khách Du Lịch Đến Đà Nẵng Năm 2023

TPO - Hàn Quốc là thị trường khách quốc tế lớn nhất của Đà Nẵng, một sự phục hồi ấn tượng sau đại dịch COVID-19.

TPO - Hàn Quốc là thị trường khách quốc tế lớn nhất của Đà Nẵng, một sự phục hồi ấn tượng sau đại dịch COVID-19.

Đà Nẵng "hút" khách du lịch tàu biển dịp cuối năm

Công ty TNHH MTV Dịch vụ Lữ hành Saigontourist vừa đón tiếp hàng ngàn du khách châu Âu đến tham quan thành phố Đà Nẵng. Đây là những du khách đi tàu biển, cập cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế) rồi di chuyển vào Đà Nẵng. Mỗi chuyến tàu biển chở 2.000 - 3.000 du khách, hầu hết đều lựa chọn Đà Nẵng và Quảng Nam là điểm đến tham quan. Các địa điểm được du khách yêu thích khi đến Đà Nẵng bao gồm: Bà Nà Hills, chùa Linh Ứng, Bảo tàng Chăm, chợ Hàn và các quán ăn đặc sản.

Cũng theo chi sẻ của đại diện Saigontourist, lượng khách quốc tế đặt tour du lịch Đà Nẵng trong tháng 12 đạt kỷ lục. Dự kiến cuối tháng này, công ty sẽ đón thêm một tàu biển với 3.000 khách châu Âu, trong đó có 1.300 khách tham quan Đà Nẵng trong ngày. Để đáp ứng nhu cầu tăng cao, Saigontourist đã huy động hàng chục cộng tác viên bên cạnh đội ngũ nhân viên để hướng dẫn và phục vụ du khách. Ước tính riêng trong tháng 12, Saigontourist đã đón gần 50 đoàn với hơn 4.500 khách, chủ yếu là khách quốc tế đi tàu biển.

Ông Lý Đắc Nam, Giám đốc Công ty TNHH MTV Du lịch Khang Huy Holiday, cho biết từ cuối năm đến tháng 4 năm sau là thời điểm lý tưởng để đón khách du lịch tàu biển. Nguyên nhân là do thời điểm này, các nước Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc bước vào mùa đông lạnh giá, trong khi Việt Nam có khí hậu ấm áp, phù hợp cho du lịch nghỉ dưỡng. Ngoài ra, việc tàu di chuyển ngược chiều gió cũng gây nhiều khó khăn, nên du khách thường chọn khu vực miền Trung Việt Nam làm điểm đến.

Ông Nam chia sẻ: "Cuối tháng 12 này, chúng tôi sẽ đón một tàu với gần 2.500 khách từ Quảng Châu (Trung Quốc) đến Đà Nẵng. Khách sẽ tham quan, mua sắm trong ngày và quay lại tàu vào buổi tối".

Cũng theo ông Nam, Đà Nẵng được nhiều du khách tàu biển lựa chọn bởi vị trí thuận lợi, có thể dễ dàng kết hợp tham quan Hội An, Huế trong ngày.

Theo Sở Du lịch Đà Nẵng, trong năm 2024, thành phố đã đón khoảng 45 chuyến tàu biển với hơn 40.000 lượt khách. Con số này tăng 120% so với năm 2023, cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch tàu biển sau đại dịch. Đặc biệt, Đà Nẵng ghi nhận sự tăng trưởng tốt từ các thị trường khách quốc tế như: châu Âu, Mỹ, Trung Quốc, Úc…

TÍCH HỢP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHẤT LƯỢNG CAO

Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC), sự phục hồi du lịch toàn cầu sẽ diễn ra vào năm 2024 với sự quay trở lại chậm nhưng ổn định của thị trường Trung Quốc. Việc nối lại các tour du lịch nước ngoài từ Trung Quốc sẽ không chỉ giúp phục hồi ngành du lịch nói chung mà còn mở rộng hơn nữa hoạt động kinh doanh của các công ty lữ hành. Xu hướng muốn đi du lịch ngoài nước được dự báo tăng cao ở Hàn Quốc và Tây Âu.

Đón đầu xu hướng này, cùng với nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch, Đà Nẵng đã tích hợp nội dung định hướng du lịch vào Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đã được Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành Du lịch đầu tư triển khai nhiều dự án trọng điểm, động lực hình thành sản phẩm dịch vụ du lịch chất lượng cao. Thành phố đã và đang ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng du lịch để tạo ra các sản phẩm du lịch mới. Đồng thời, quyết liệt chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án trọng điểm về du lịch của thành phố.

Báo cáo tại kỳ họp thứ 15 HĐND thành phố ngày 12/12, Ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Đà Nẵng, cho biết năm 2024, thành phố đề ra chỉ tiêu phấn đấu đạt 8,42 triệu lượt khách do cơ sở lưu trú phục vụ, tăng hơn 13,8% so với năm 2023; trong đó, khách quốc tế 2,5 triệu lượt, tăng 26% so với năm 2023; khách nội địa 5,92 triệu lượt, tăng 9,3% so với năm 2023. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, lữ hành phấn đấu đạt hơn 30,8 ngàn tỷ đồng, tăng hơn 10% so với năm 2023. Doanh thu dịch vụ lưu trú, lữ hành phấn đấu hơn 16,6 ngàn tỷ đồng tăng hơn 11% so với năm 2023...

TÍCH HỢP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHẤT LƯỢNG CAO

Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC), sự phục hồi du lịch toàn cầu sẽ diễn ra vào năm 2024 với sự quay trở lại chậm nhưng ổn định của thị trường Trung Quốc. Việc nối lại các tour du lịch nước ngoài từ Trung Quốc sẽ không chỉ giúp phục hồi ngành du lịch nói chung mà còn mở rộng hơn nữa hoạt động kinh doanh của các công ty lữ hành. Xu hướng muốn đi du lịch ngoài nước được dự báo tăng cao ở Hàn Quốc và Tây Âu.

Đón đầu xu hướng này, cùng với nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch, Đà Nẵng đã tích hợp nội dung định hướng du lịch vào Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đã được Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành Du lịch đầu tư triển khai nhiều dự án trọng điểm, động lực hình thành sản phẩm dịch vụ du lịch chất lượng cao. Thành phố đã và đang ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng du lịch để tạo ra các sản phẩm du lịch mới. Đồng thời, quyết liệt chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án trọng điểm về du lịch của thành phố.

Báo cáo tại kỳ họp thứ 15 HĐND thành phố ngày 12/12, Ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Đà Nẵng, cho biết năm 2024, thành phố đề ra chỉ tiêu phấn đấu đạt 8,42 triệu lượt khách do cơ sở lưu trú phục vụ, tăng hơn 13,8% so với năm 2023; trong đó, khách quốc tế 2,5 triệu lượt, tăng 26% so với năm 2023; khách nội địa 5,92 triệu lượt, tăng 9,3% so với năm 2023. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, lữ hành phấn đấu đạt hơn 30,8 ngàn tỷ đồng, tăng hơn 10% so với năm 2023. Doanh thu dịch vụ lưu trú, lữ hành phấn đấu hơn 16,6 ngàn tỷ đồng tăng hơn 11% so với năm 2023...

Theo báo cáo của Sở Du lịch TP. Đà Nẵng, năm 2023, lượng khách du lịch do các cơ sở lưu trú tại thành phố đón tiếp, phục vụ ước đạt hơn 7,39 triệu lượt, tăng gấp 2 lần so với năm 2022; trong đó khách quốc tế đạt hơn 1,98 triệu lượt, tăng hơn gấp 4,2 lần so với năm 2022; khách nội địa đạt hơn 5,41 triệu lượt, tăng 66% so với năm 2022. Doanh thu lưu trú, ăn uống và lữ hành dự kiến đạt gần 28 ngàn tỷ đồng, tăng 44% so với năm 2022. Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú, lữ hành đạt gần 15 ngàn tỷ đồng, tăng gần gấp 2 lần so với năm 2022...

Đáng chú ý, năm qua Đà Nẵng đã đón 163 đoàn khách MICE (du lịch kết hợp tổ chức các sự kiện hội thảo hội nghị) với khoảng 46.000 lượt khách, trong đó có 68 đoàn nội địa và 95 đoàn quốc tế đến từ các thị trường như: Ấn Độ, Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc), Tây Ban Nha, Pháp...

Bên cạnh đó, loại hình du lịch mới-Du lịch cưới tại Đà Nẵng cũng đang thu hút khách trong nước và quốc tế đến thành phố tổ chức đám cưới tại các khách sạn, khu nghỉ dưỡng 4 - 5 sao và kết hợp du lịch cùng gia đình. Tổng lượng khách tham dự các sự kiện cưới ước 25.000 - 30.000 người.

Khách đường thủy nội địa ước đạt hơn 897 ngàn lượt khách, tăng gấp 2,4 lần so với năm 2022. Du lịch Golf với 3 sân golf đẳng cấp quốc tế, các sân golf Đà Nẵng cũng đang được nhiều Hiệp hội Golf và các gôn thủ trong nước và quốc tế lựa chọn làm nơi giao lưu và tổ chức các giải thi đấu mang tầm quốc tế.

Nét mới trong thu hút khách du lịch đến Đà Nẵng thời gian qua là lượng khách đi bằng đường biển tăng mạnh, năm 2023 thành phố đón 22 chuyến tàu biển với hơn 18 ngàn lượt khách/ tổng số 30 ngàn lượt khách bao gồm cả tàu hải quân, thuyền viên, thủy thủ đoàn cập cảng Tiên Sa Đà Nẵng, tăng 36 lần so với năm 2022.

Cùng với đó là du lịch MICE đang là sản phẩm du lịch hấp dẫn thu hút được phân khúc khách có khả năng chi trả cao, nhờ chuỗi cung ứng dịch vụ phục vụ loại hình này tại Đà Nẵng đã đầy đủ với hệ thống phòng hội nghị, hội thảo, trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế, dịch vụ lưu trú, vận chuyển, ẩm thực, âm thanh ánh sáng, biểu diễn nghệ thuật, đa dạng sản phẩm phục vụ tham quan du lịch...

Theo số liệu thống kê của Tổng công ty Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, hiện sân bay Đà Nẵng có 7 đường bay quốc nội và 16 đường bay quốc tế thường kỳ, trong năm 2023, có 40 ngàn chuyến bay đến Đà Nẵng, tăng 1,35 lần so với năm 2022, với lượt khách ước đạt hơn 6,3 triệu lượt, tăng 1,42 lần so với cùng kỳ năm trước.

Bà Trương Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng, cho biết năm 2023, thành phố đã tổ chức thành công nhiều sự kiện quan trọng, qua đó, không chỉ định vị Đà Nẵng là điểm đến của các sự kiện tầm cỡ khu vực và quốc tế mà còn thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của thành phố trong việc khôi phục ngành kinh tế mũi nhọn chủ lực này. Năm qua, ngành Du lịch Đà Nẵng đã kết hợp với các đơn vị, ngành liên quan tập trung phát triển các sản phẩm du lịch theo Đề án định hướng phát triển du lịch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

“Nhóm sản phẩm Du lịch biển, nghỉ dưỡng biển, đây là sản phẩm du lịch đặc biệt quan trọng của du lịch thành phố”, bà Trương Thị Hồng Hạnh khẳng định. Bà Hạnh cũng cho biết sản phẩm du lịch này tiếp tục được khai thác với các dịch vụ vui chơi giải trí, teambuiding, trò chơi thể thao dưới nước. Nhờ thực hiện tốt công tác giữ gìn cảnh quan, môi trường biển, công tác cứu hộ bãi biển… năm qua, nhóm sản phẩm du lịch này đã thu hút khoảng 4 triệu lượt khách du lịch tắm biển, vui chơi giải trí và lưu trú phần lớn tại các khu nghỉ dưỡng, khách sạn 4 - 5 sao ven biển.

Các nhóm Du lịch về đêm, Du lịch đường thủy vẫn tiếp tục khai thác mô hình thí điểm bãi biển đêm Mỹ An, Phố du lịch An Thượng (phố đi bộ và chợ đêm); Chợ đêm Sơn Trà, Chợ đêm Helio, các show diễn (chương trình Áo dài show, Charming Show, Hồn Việt); tour du ngoạn sông Hàn về đêm…

Theo bà Trương Thị Hồng Hạnh, năm 2023, du lịch Đà Nẵng gặt hái “mùa vàng” là nhờ ngành Du lịch thành phố đã xây dựng và triển khai có hiệu quả Kế hoạch khôi phục nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Theo đó, ngành đã tổ chức hơn 30 lớp tập huấn, bồi dưỡng cho nhân lực du lịch với những kỹ năng khác nhau cũng như cách chế biến chuẩn bị món ăn vùng miền phục vụ khách du lịch như chuyên đề ẩm thực xứ Huế, chuyên đề ẩm thực Quảng Nam - Đà Nẵng; tập huấn kỹ năng bán hàng trực tuyến các dịch vụ du lịch...

Bên cạnh đó, ngành Du lịch thành phố cũng duy trì trang website e-learning daotaodulichdanang.com với 20 khóa tập huấn trực tuyến miễn phí; 05 chương trình khảo sát thực tế các điểm tham quan du lịch, sản phẩm du lịch mới, phối hợp với Hiệp hội du lịch và các hội thành viên tổ chức các chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch.