Thành Thăng Long Ở Hà Nội

Thành Thăng Long Ở Hà Nội

1. Quảng trường Ba Đình – Lăng Bác Quảng trường Ba Đình - Lăng Bác là địa điểm nhất định bạn phải đặt chân đến đầu tiên khi du lịch ở Hà Nội. Nơi yên nghỉ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bạn có thể thăm quan Bảo tàng Hồ Chí Minh lưu giữ rất nhiều kỷ vật về Bác. Bên cạnh đó, Quảng trường Ba Đình là nơi Bác Hồ đã đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Địa điểm du lịch này sẽ mang đến bạn rất nhiều ý nghĩa và lòng tự hào dân tộc. 2. Hồ Gươm Hồ Gươm còn được ví von như trái tim của thủ đô, là địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Nội, khi xư...

1. Quảng trường Ba Đình – Lăng Bác Quảng trường Ba Đình - Lăng Bác là địa điểm nhất định bạn phải đặt chân đến đầu tiên khi du lịch ở Hà Nội. Nơi yên nghỉ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bạn có thể thăm quan Bảo tàng Hồ Chí Minh lưu giữ rất nhiều kỷ vật về Bác. Bên cạnh đó, Quảng trường Ba Đình là nơi Bác Hồ đã đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Địa điểm du lịch này sẽ mang đến bạn rất nhiều ý nghĩa và lòng tự hào dân tộc. 2. Hồ Gươm Hồ Gươm còn được ví von như trái tim của thủ đô, là địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Nội, khi xư...

Cảm xúc du khách tham quan hoàng thành thăng long

“Đang từ phố xá tấp nập, hào nhoáng ta bước chân vào khu di tích Hoàng Thành Thăng Long thấy như bước vào một thế giới khác trầm mặc, tĩnh lặng. Một lịch sử mấy ngàn năm từ Đại La đến Thăng Long- Hà Nội được khơi dậy, tái hiện. Dẫu không còn nhiều nhưng những gì còn lại, tư liệu, hiện vật vẫn làm ta xúc động với những gì tiên tổ đã làm để xây dựng đất nước này, Hoàng Thành này từ triều đại này đến triều đại khác. Tự hào và biết ơn ta kính cẩn thắp nén tâm nhang tại Điên Kinh Thiên, cúi mình trước Lịch sử oai hùng của đất nước, trước nhũng đời vua tận tâm vì dân, vì nước, trước những người dân Việt tài hoa đã làm nên những tác phẩm tuyệt vời “ – Từ du khách Hà Nội. “Địa điểm quá nổi tiếng với mỗi ai có ý định đến Hà Nội thăm quan di tích lịch sử và tìm hiểu văn hóa kinh thành Thăng Long, ở đây còn rất nhiều nét kiến trúc đi cùng năm tháng của Hà Nội xưa. Cũng là điểm chụp ảnh đẹp lý tưởng cho các bạn yêu ảnh, từ con đường Hoàng Diệu thơ mộng phía ngoài lối vào thành đến trong thành đều nhiều góc chụp đẹp, nhất là hợp với áo dài truyền thống” – Du khách Ngô Thanh

Đôi nét về lịch sử Hoàng Thành Thăng Long Hà Nội

Hoàng Thành Thăng Long là di sản vô giá của dân tộc Việt Nam. Năm 2010, Hoàng Thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới với những giá trị nổi bật về văn hóa – lịch sử.

Hoàng Thành Thăng Long là một quần thể kiến trúc độc đáo được xây dựng suốt hơn 10 thế kỉ bởi nhiều vương triều. Mặc dù đã được manh nha từ thời kì Đinh – Tiền Lê nhưng phải đến thời Lý – Trần – Lê và các vị vua sau này Hoàng Thành Thăng Long mới phát triển rực rỡ.

Lịch sử ghi lại Lý Thái Tổ, tức Lý Công Uẩn là người đặt nền móng đầu tiên cho đô thành Thăng Long phát triển. Năm 1010 khi mới lên ngôi, Lý Công Uẩn đã ban Chiếu dời đô, dời kinh thành từ Hoa Lư, Ninh Bình tới Hoàng thành ngày nay.

Hoàng Thành Thăng Long đã chứng kiến và trải qua nhiều biến động lịch sử của dân tộc từ thời phong kiến đến hiện đại. Bởi vậy không ngoa khi nói rằng Hoàng Thành Thăng Long là “minh chứng sống” của lịch sử.

Mời quý khách tham khảo bài viết Những quán cafe đẹp và lãng mạn ở Hà Nội để biết thêm một điểm hấp dẫn của Hà Nội.

Về kiến trúc, Hoàng thành mang đậm dấu ấn kiến trúc Phương Đông với “hơi thở” của Nho Giáo, Phật Giáo. Mặc dù trải qua nhiều dâu bể song những dấu tích xưa vẫn còn phản ánh về một nền kiến trúc – văn hóa rực rỡ tại Hoàng Thành Thăng Long.

Hoàng thành Thăng Long với kiến trúc độc đáo

Khởi hành:Hàng ngày (Từ 8h00 - 19h00)

Lịch trình: Hà Nội - Chùa Hương

Hoàng Thành Thăng Long Hà Nội ở đâu?

Hoàng Thành Thăng Long là một công trình kiến trúc – lịch sử ấn tượng ở Hà Nội. Hoàng Thành Thăng Long có diện tích khá lớn, bao bọc quanh là bốn con đường lớn, bao gồm: đường Phan Đình Phùng, đường Điện Biên Phủ, đường Hoàng Diệu và đường Nguyễn Tri Phương. Tuy nhiên cổng đón khách chính của Hoàng Thành nằm ở đường Hoàng Diệu.

Để đến tham quan Hoàng Thành, quý khách có thể lựa chọn nhiều phương tiện để di chuyển. Đặc biệt là xe bus. Đây là phương tiện lý tưởng giúp du khách tham quan những địa điểm du lịch đẹp ở Hà Nội với mức chi phí rất rẻ.

Xe bus ở Hà Nội rất tiện lợi – nhiều chuyến và đi qua nhiều tuyến đường. Hoàng Thành Thăng Long cũng là một điểm dừng xe bus, bởi vậy quý khách có thể lựa chọn tuyến xe phù hợp để đến Hoàng Thành.

Ngoài ra, khu Hoàng Thành cũng có bãi giữ xe cho khách tham quan nên quý khách cũng có thể di chuyển bằng xe riêng.

Hoàng Thành Thăng Long được bao bọc bởi 4 con đường lớn

Giá vé và giờ mở cửa hoàng thành thăng long

Hoàng Thành Thăng Long mở cửa các ngày trong tuần (trừ thứ 2). – Thời gian mở cửa: Sáng: 8h00 – 11h30; Chiều : 14h00 – 17h00 – Giá vé tham quan để vào khu du tích là : 30.000đ/lượt – Đối với học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên (phải có thẻ học sinh, sinh viên), người cao tuổi 60 tuổi trở lên giá vé vào cửa là : 15.000đ/lượt – Riêng đối với trẻ em dưới 15 tuổi và người có công với cách mạng hoàn toàn được miễn phí vé vào cửa. Ngày nay, Hoàng thành Thăng Long tuy đã bị phá hủy gần hết nhưng dựa và những dấu vết còn sót lại, ta có thể xác định Hoàng thành có hình chữ nhật, tổng diện tích hơn 90-100ha . Như vậy là lớn hơn cả Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh (Trung Quốc) xây sau đó 400 năm rộng 72ha và lớn hơn đến 10 lần so với Tử Cấm Thành Huế. Các điểm thăm chính thuộc hoàng thành thăng long gồm : Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu - Cột cờ Hà Nội- Đoan Môn - Điện Kính Thiên - Nhà D67 - Hậu Lâu - Cửa Bắc.

Thăm quan Hoàng Thành Thăng Long có gì?

- (Theo hoangthanhthanglong.vn) Mặc dù có diện tích rộng lớn nhưng các điểm tham quan chính cũng không có quá nhiều, điều này cũng dễ hiểu do sự tàn phá của chiến tranh và thời gian, nên Hoàng Thành Thăng Long hiện này chỉ còn những điểm chính sau :

Năm 2002 – 2003, một cuộc khai quật khảo cổ với qui mô lớn ở trung tâm Hoàng thành Thăng Long đã lộ ra nhiều di tích và di vật phong phú, đa dạng để từ đó cho chúng ta hiệu sự phát triểu liên tục của lịch sử qua các triều đại ở Thăng Long – Hà Nội. Và đây chính là cuộc khai quật khảo cổ học lớn nhất Việt Nam từ trước tới nay, khu khai quật này thuộc địa chỉ 18 Hoàng Diệu, được Viện khảo cổ học phân tích làm 4 khu, đặt tên là A, B, C, D. Tại các khu vực này đều đã phát hiện được rất nhiều các loại hình di tích kiến trúc và di vật có niên đại xen lẫn nhau, chồng xếp lên nhau qua suốt 1300 năm, có diễn biến theo trật tự và liên tục không gián đoạn, đặc biệt là có vị trí ở trung tâm của Hoàng Thành và Cấm Thành Thăng Long.

Đây là công trình còn nguyên vẹn nhất trong quần thể di tích Thăng Long, được xây dựng năm 1812, dưới thời Vua Gia Long triều Nguyễn. Cột Cờ được xây dựng bao gồm ba tầng đế và một thân cột. Các tầng đế hình chóp vuông cụt, nhỏ dần, chồng lên nhau, xung quanh xây ốp gạch.

Là một trong những cổng chính dẫn lối vào Cấm thành. Căn cứ vào vật liệu xây dựng và phong cách kiến trúc hiện còn của di tích, có thể khẳng định Đoạn Môn hiện nay được xây dựng được xây dựng vào thời Lê và được tu bổ sửa sang vào thời Nguyễn.

Là di tích trung tâm trong tổng thể các địa danh lịch sử của Thành cổ Hà Nội. Trước điện Kính Thiên là Đoan Môn rồi tới Cột cờ Hà Nội, phía sau có Hậu Lâu, Cửa Bắc, hai phía đông và tây có tường bao và mở cửa nhỏ. Các cửa này đã được nhà nước bảo hộ Pháp liệt hạng từ năm 1925 cùng với một số di tích khác ở thành cổ. Điện Kính Thiên là công trình trung tâm của hoàng cung thời nhà Lê (thế kỉ XV – XVIII) ở Thăng Long – Đông Kinh (Hà Nội). Năm 1428, sau chiến thắng quân Minh, Lê Thái Tổ tiếp tục đóng đô tại Thăng Long, cho xây dựng sửa sang lại hoàng thành bị hư hại. Điện Kính Thiên được xây dựng trong thời kì này. Đến 1886, điện bị phá huỷ, hiện chỉ còn di tích thềm bậc và nền điện (trong khu Thành cổ Hà Nội ngày nay).

Di tích Nhà D67 gắn với hoạt động của Bộ Chính trị, quân ủy Trung ương, bộ trưởng Bộ Quốc phòng, tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam. Nơi đây từ tháng 9/1968 đến 30/4/1975, bộ thống soái tối cao: Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam( từ 1976 là Đảng cộng sản Việt Nam), Quân ủy trung ương và Bộ tổng tư lệnh quân đội nhân dân đã tập trung trí tuệ, đề ra các chủ trương chính sách chiến lược đúng đắn, sáng tạo đưa nhân dân ta đi tới thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Hậu Lâu rộng khoảng 2.392m2, xưa gọi là Tĩnh Bắc Lâu, được xây dựng từ sau đời Hậu Lê, là nơi ở và sinh hoạt của hoàng hậu và công chúa. Thời Nguyễn, Hậu Lâu làm nơi ở của các cung tần, mỹ nữ đi theo nhà vua mỗi chuyến công du Bắc Hà

Nằm trên phố Phan Đình Phùng, được xây dựng năm 1805, là cổng thành duy nhất còn lại của Thành Hà Nội thời Nguyễn. Được nhà Nguyễn xây dựng năm 1805 trên nền Cửa Bắc thời Lê theo lối vọng lâu – phần lầu ở trên còn phần thành ở dưới, cao 8,71m, rộng 17,08m, tường dày 2,48m. Dù Bắc Môn là công trình do nhà Nguyễn xây dựng, nhưng dưới chân cổng thành sừng sững này là tầng tầng lớp lớp di chỉ thành quách từ các triều đại trước đó, khẳng định sự liên tục trong lịch sử ngàn năm của Hoàng thành.