Việc rà soát Hoàn thuế GTGT với công ty phần mềm tương tự như Checklist rà soát phần thuế GTGT đầu vào tại các loại hình doanh nghiệp khác
Việc rà soát Hoàn thuế GTGT với công ty phần mềm tương tự như Checklist rà soát phần thuế GTGT đầu vào tại các loại hình doanh nghiệp khác
Em Trung: 0973.353.207 (zalo: zalo.me/0973.353.207)
Mail: [email protected]
Xem full các số đăng ký lưu hành TBYT tiêu biểu Airseaglobal đã làm cho khách hàng (update liên tục) TẠI ĐÂY
Xem full các vận đơn hàng Sea tiêu biểu mà Airseaglobal đã làm cho khách hàng TẠI ĐÂY
Xem full các vận đơn hàng Air tiêu biểu mà Airseaglobal đã làm cho khách hàng TẠI ĐÂY
1/ DỊCH VỤ HỖ TRỢ NHẬP KHẨU TBYT– VẬN CHUYỂN quốc tế, trucking nội địa giá SIÊU TỐT, SIÊU NHANH (Bên em thuộc WCA member ID 73213)– THÔNG QUAN MỞ TỜ KHAI CHỈ TỪ 700k/tờ khai (Tư vấn thuế nhập khẩu, thuế VAT, CO ưu đãi thuế)Làm hồ sơ CSDT và Đăng ký Lưu hành thiết bị y tế C, D (Chuẩn vào thầu)– Phân loại TBYT ( Chuẩn vào thầu)– Công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với TBYT loại A, B– Làm hồ sơ CSDT và Đăng ký Lưu hành thiết bị y tế C, D (Chuẩn vào thầu)– Công bố đủ điều kiện mua bán TBYT loại BCD (Chuẩn vào thầu)– Xin giấy phép quảng cáo TBYT– Xin cấp mã hãng nước sản xuất, mã VTYT theo QĐ 5086
2/ DỊCH VỤ HỖ TRỢ SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU TBYT:– Tư vấn và xin chứng nhận ISO– Công bố đủ điều kiện sản xuất TTBYT– Công bố tiêu chuẩn áp dụng TBYT loại A,B– Đăng ký chứng chỉ lưu hành tự do (CFS)– Đăng ký lưu hành TBYT loại C, D– Đăng ký FDA
3/ DỊCH VỤ HỖ TRỢ NHẬP KHẨU THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE, MỸ PHẨM– Công bố Thực phẩm Bảo vệ sức khỏe nhập khẩu, mỹ phẩm nhập khẩu– Xin Giấy phép quảng cáo Thực phẩm Bảo vệ sức khỏe nhập khẩu, mỹ phẩm
Hoàn thuế Giá Trị Gia Tăng (GTGT) là một quy định quan trọng đối với các công ty xuất khẩu, bao gồm cả công ty xuất khẩu phần mềm. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng về Hoàn thuế GTGT với công ty xuất khẩu phần mềm mà kế toán cần biết để hưởng lợi từ chính sách hoàn thuế GTGT.
Khi xuất khẩu phần mềm ra nước ngoài, công ty sẽ chịu thuế suất GTGT là 0%. Điều này có nghĩa là công ty được khấu trừ thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào để sản xuất ra sản phẩm phần mềm đó. Đây là mức thuế suất thuế GTGT hưởng lợi nhất hiện nay nên cũng là thuế suất có ẩn chứa rủi ro cao nhất khi kiểm soát.
Danh sách Hàng hóa dịch vụ hưởng Thuế suất 0% – 0% VAT
Thuế với Phần mềm xuất khẩu áp dụng thuế suất 0%? Export Software
Nhập khẩu phần mềm chịu thuế nhà thầu như thế nào? Cách tính thuế nhà thầu dịch vụ phần mềm, bản quyền phần mềm khi nhập khẩu phần mềm từ công ty nước ngoài.
Theo khoản 1 điều 3 Nghị định 71/2007/NĐ-CP ngày 3/5/2007 quy định: “Sản phẩm phần mềm là phần mềm và tài liệu kèm theo được sản xuất và được thể hiện hay lưu trữ ở bất kỳ một dạng vật thể nào, có thể được mua bán hoặc chuyển giao cho đối tượng khác khai thác, sử dụng.” Theo khoản 21 điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 quy định đối tượng không chịu thuế GTGT: “Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.” Theo điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định đối tượng chịu thuế GTGT 10%: “Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.” Theo khoản 3 điều 7 Thông tư 103/2014/TT-BTC ngày 06/8/2014 quy định về thuế nhà thầu: “3. Thu nhập phát sinh tại Việt Nam của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là các khoản thu nhập nhận được dưới bất kỳ hình thức nào trên cơ sở hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ (trừ trường hợp quy định tại Điều 2 Chương I), không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành hoạt động kinh doanh của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài. Thu nhập chịu thuế của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài trong một số trường hợp cụ thể như sau: - Thu nhập từ tiền bản quyền là khoản thu nhập dưới bất kỳ hình thức nào được trả cho quyền sử dụng, chuyển quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, bản quyền phần mềm (bao gồm: các khoản tiền trả cho quyền sử dụng, chuyển giao quyền tác giả và quyền chủ sở hữu tác phẩm; chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; chuyển giao công nghệ, bản quyền phần mềm). “Quyền tác giả, quyền chủ sở hữu tác phẩm”, “Quyền sở hữu công nghiệp”, "Chuyển giao công nghệ" quy định tại Bộ Luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ và các văn bản hướng dẫn thi hành.” Theo khoản 2 điều 11 Thông tư 103/2014/TT-BTC quy định Tỷ lệ % để tính thuế GTGT thuế nhà thầu cụ thể như sau: “Dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm; xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị -> Chịu thuế là 5 %” Doanh thu tính thuế GTGT là toàn bộ doanh thu do cung cấp dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được, chưa trừ các khoản thuế phải nộp, kể cả các khoản chi phí do Bên Việt Nam trả thay Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài (nếu có). Theo khoản 2 điều 13 Thông tư 103/2014/TT-BTC quy định Tỷ lệ % để tính thuế TNDN thuế nhà thầu cụ thể như sau: “Thu nhập bản quyền -> Chịu thuế là 10 %” “ Dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm, thuê giàn khoan -> Chịu thuế là 5 %” Doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ doanh thu không bao gồm thuế GTGT mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được, chưa trừ các khoản thuế phải nộp. Doanh thu tính thuế TNDN được tính bao gồm cả các khoản chi phí do Bên Việt Nam trả thay Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài (nếu có). KẾT LUẬN: - Khi thanh toán tiền mua phần mềm nhập khẩu (Bản quyền phần mềm) DN bạn phải khấu trừ, kê khai, nộp thuế nhà thầu theo tỷ lệ cụ thể như sau: Thuế TNDN: Doanh thu tính thuế TNDN (X) tỷ lệ 10% trên doanh thu tính thuế TNDN. Thuế GTGT: Không phải nộp thuế GTGT vì là đối tượng không chịu thuế. - Khi thanh toán các khoản phí dịch vụ trong quá trình nhập khẩu phần mềm thì DN bạn phải khấu trừ, kê khai, nộp thuế nhà thầu theo tỷ lệ như sau: Thuế GTGT = Doanh thu tính thuế GTGT ( X ) Tỷ lệ là 5% trên doanh thu tính thuế GTGT Thuế TNDN = Doanh thu tính thuế TNDN ( X ) Tỷ lệ là 5% trên doanh thu tính thuế TNDN.
Xem thêm: HỒ SƠ, CHỨNG TỪ HỢP LÝ GỒM: - Hợp đồng kinh tế. - Thư đề nghị thanh toán của Công ty nước ngoài (kèm hóa đơn phí dịch vụ) - Chứng từ thanh toán (Nếu giá trị > 20tr phải chuyển khoản) - Hồ sơ, chứng từ khai và nộp thuế nhà thầu. Chi tiết hơn các bạn có thể xem tại Công văn 4851/CT-TTHT ngày 27/5/2016 của Cục thuế TP.Hồ Chí Minh: Kế toán Everwin xin chúc các bạn thành công!
Chúng tôi nhập khẩu code để sử dụng phần mềm ( phầm mềm tải trên mạng) nhà cung cấp tính tiền bản quyền thông qua việc bán cho chúng tôi 1 tờ giấy trong đó có chứa code (key). nhưng nhà cung cấp gởi cho chúng tôi 1 tờ giấy trong đó thể hiện code để mở phần mềm, và trên hóa đơn chỉ ghi là "licence" mà không tách riêng trị giá của phương tiện trung gian (tờ giấy). Vậy hàng hóa này được hiểu là "phần mềm" hay "tiền bản quyền" và HS để áp thuế nhập khẩu là chính hàng hóa hay HS của vật trung gian (tờ giấy)? Chúng tôi hiện đang được hướng dẫn áp mã là giấy thuộc nhóm 4911. và chịu thuế NK trên toàn bộ giá trị thanh toán với thuế xuất của giấy. nhưng chúng tôi thấy chưa hợp lý vì thật sự tờ giấy này nhà cung cấp họ tính tiền phần mềm, bản quyền và giá trị là 1000 USD, nếu giá trị là giấy thì 1 tờ nhiều nhất chỉ 1000 VND chứ không phải là giá trị mà chúng tôi phải trả.
Căn cứ vào công văn 2269/TCHQ-KTTT ngày 19/05/2000 của Tổng cục Hải quan thì : Đối với phần “giá trị sử dụng bản quyền trí tuệ - phần mềm” nhập khẩu thì không thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu. Đối với đĩa CD – ROM, đĩa mềm, tài liệu kỹ thuật đi kèm, thì khi nhập khẩu Công ty phải nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT khâu nhập khẩu theo thuế suất quy định đối với từng loại nói trên với giá tính thuế không bao gồm phần “giá trị sử dụng bản quyền trí tuệ - phần mềm”. Căn cứ vào công văn số 667/TCHQ-GSQL ngày 24/02/2005 của TCHQ thì: “ - Cơ quan Hải quan chỉ phân loại phương tiện dùng để ghi, lưu, chứa thông tin (phần mềm). Tùy theo phương tiện dùng để ghi, lưu, chứa thông tin, là đĩa, băng, USB, ổ cứng…có mã số tương ứng. -Thông tin (phần mềm) được ghi, lưu, chứa trên phương tiện đó không phân loại.” Do đó, đối với phần mềm nhập khẩu thì không tính thuế mà chỉ tính thuế đối với phương tiện chứa phần mềm đó. Tùy theo phương tiện chứa phần mềm nhập khẩu mà công ty có mã số thuế và thuế suất phù hợp. -Nếu phần mềm được chứa trong đĩa CD có mã số thuế: 8524.39.90.00; -Nếu phần mềm được chứa trong USB dùng cho máy xử lý dữ liệu tự động có mã số thuế: 8471.70.50.00 Tuy nhiên, việc phân loại mã số thuế hàng hóa Công ty cần phải căn cứ vào thực tế hàng hóa nhập khẩu. Cục Hải quan TP.HCM kính đề nghị quý Công ty liên hệ trực tiếp và gửi hồ sơ đến Chi cục Hải quan nơi dự kiến sẽ làm thủ tục hải quan xuất nhập, khẩu khẩu hàng hóa để được hướng dẫn cụ thể. Trân trọng./.
Nhập khẩu phần mềm trước giờ luôn là một chủ đề không dễ và thường xuyên xảy ra những tranh chấp về trị giá hải quan.
Hiện nay có rất nhiều phương thức nhập khẩu phần mềm, phổ biến đó là:
Quy định về nhập khẩu phần mềm được xem xét Theo công văn số 667/TCHQ-GSQL ngày 24/02/2004 của Tổng cục Hải quan, theo đó phần mềm có mức thuế NK 0%. Đã có nhiều DN vin vào quy định này khi nhập khẩu phần mềm cùng máy móc, thiết bị, đã đẩy hết trị giá hàng hóa nhập khẩu sang giá phần mềm để giảm thuế hoặc miễn thuế thì rất dễ bị hải quan để ý, tham vấn giá,… dẫn đến việc nhập khẩu phần mềm của các doanh nghiệp khác cũng ảnh hưởng theo.
Vì vậy doanh nghiệp cần phải nắm rõ những quy định về nhập khẩu phần mềm, phân biệt rõ phần mềm độc lập và phần mềm tích hợp cùng máy để khai hải quan chuẩn nhất.
Bài viết hôm nay em xin tổng hợp những quy định quan trọng nhất doanh nghiệp cần lưu ý khi nhập khẩu phần mềm thiết bị y tế, cũng như cách phân loại các loại phần mềm theo TT39/2016/TT-BYT để làm các loại giấy phép như công bố, lưu hành chuẩn nhất.
Chi tiết cần tư vấn cho từng mặt hàng, phần mềm, anh chị liên hệ Em Trung 0973.353.207 (zalo/tel) tư vấn miễn phí 24/7 nhé!
A. PHÂN BIỆT VÀ PHÂN LOẠI PHẦN MỀM ĐỘC LẬP VÀ PHẦN MỀM TÍCH HỢP TRANG THIẾT BỊ Y TẾ
Ví dụ: phần mềm của máy siêu âm, XQ
+ Phần mềm dự định kiểm soát hoặc điều khiển thiết bị trị liệu chủ động có thể gây rủi ro => Quy tắc 9, loại C.
Ví dụ: Phần mềm tính toán liều lượng tia xạ cho bệnh nhân, phần mềm quản lý liều insulin.
+ Phần mềm chẩn đoán trực tiếp/ theo dõi các quá trình sinh lý sống:
Ví dụ phần mềm theo dõi nhịp tim hoặc các thông số sinh lý khác trong quá trình kiểm tra sức khỏe định kỳ => Quy tắc 10, loại B.
+ Phần mềm chẩn đoán trực tiếp/ theo dõi các quá trình sinh lý sống khi các sự thay đổi này có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm cho bệnh nhân => Quy tắc 10, loại C.
Ví dụ: phần mềm theo dõi nhịp tim và các thông số sinh lý khác trong quá trình bệnh nhân cấp cứu.
+ Phần mềm kiểm soát hoặc điều khiển thiết bị chủ động nhằm cung cấp, loại bỏ thuốc, dịch cơ thể hoặc các chất khác vào/ từ cơ thể có nguy cơ gây nguy hiểm cho bệnh nhân do bản chất của chất được sử dụng, cách thức và đường cung cấp được sử dụng => Quy tắc 11, loại C
Ví dụ: Bộ giao diện kết nối đồng bộ giữa bơm tiêm điện và CT Scanner, dùng tiêm chất cản quang và nước muối vào cơ thể, có quy trình tiêm cho Cardiac CTA, chụp mạch phổi trong chụp cắt lớp điện toán, cho phép điều khiển hay yêu cầu bơm tiêm điện bắt đầu hay ngừng tiêm đồng bộ với điều khiển của CT Scan.
+ Phần mềm khác không thuộc quy tắc 9, 10, 11 => Quy tắc 12, loại A.
Ví dụ: Phần mềm hiển thị, thu nhận, không xử lý dữ liệu EEG.
Thủ tục để nhập khẩu phần mềm tích hợp TTBYT ra sao?
Khoản 8, Điều 3, NĐ 98 có quy định:
8. Không áp dụng các quy định về phân loại, cấp số lưu hành, công bố đủ điều kiện mua bán của Nghị định này đối với:
a) Phần mềm (software) sử dụng cho trang thiết bị y tế;
=>Vì vậy mà nhập khẩu phần mềm tích hợp máy thì anh chị DN không cần có số lưu hành cho riêng phần mềm nhé.
Hệ thống thông tin bệnh viện (Hospital Information System HIS)- để quản lý hồ sơ bệnh nhân
Hệ thống lưu trữ và truyền ảnh (Picture Archiving and Communication System PACS)
Hệ thống thông tin chẩn đoán hình ảnh (Radiology Information System- RIS) để chẩn đoán và phân tích hình ảnh X- ray.
Phần mềm quản lý liều tia bức xạ, phần mềm cung cấp theo trạm làm việc của CT Scanner.
Chi tiết xem và tải về tại đây:
B. TÍNH THUẾ NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI PHẦN MỀM TTBYT
Vậy nếu như phần mềm độc lập thủ tục nhập khẩu sẽ như nào?Lúc này DN sẽ NK phần mềm như một loại TTBYT thông thường, giấy tờ dựa trên phân loại:– Đối với phần mềm loại A, B: Phân loại + Công bố sở y tế loại A, B – Đối với phần mềm loại C, D: Trong năm nay sẽ chỉ cần phân loại và từ 01/01/2023 sẽ cần làm đăng ký lưu hành.
3. Nếu phần mềm được ghi trong đĩa, USB thì cần tách giá đĩa, USB riêng, chỉ tính thuế 2 vật chứa là đĩa, USB theo mã HS code của chúng.
Trên thực tế, trị giá tính thuế khi nhập khẩu phần mềm rất phức tạp, tuân theo nhiều quy định như trong TT39/2018/TT-BTC, TT205/2010/TT-BTC,… vì vậy doanh nghiệp cũng cần phải nghiên cứu kỹ sản phẩm mình định nhập về để có phương án tính trị giá, phân loại, xin giấy phép chuẩn nhất.
Nguồn: TS. N.H.Ha, tổng hợp của tác giả
Anh chị cần tư vấn liên hệ em Trung: