Với điểm GPA khoảng 8.0 và "gap year" để thi IELTS và SAT, liệu em có cơ hội nhận học bổng 100% không?.
Với điểm GPA khoảng 8.0 và "gap year" để thi IELTS và SAT, liệu em có cơ hội nhận học bổng 100% không?.
OPT hay Optional Practical Training là chương trình đào tạo thực hành tùy chọn. Chương trình này cho phép du học sinh ở lại làm việc ở Mỹ sau khi tốt nghiệp. Chỉ du học sinh theo diện visa F1 mới đủ điều kiện đăng ký OPT. Với thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng tùy ngành đào tạo. Đối với khối ngành STEM, bạn sẽ có cơ hội làm việc trong vòng 3 năm. Đối với các ngành khác thì thời hạn tối đa chỉ là 1 năm.
Bạn cần có DSO của trường (Cán bộ của trường được chỉ định). DSO là những người được đề cử làm người hỗ trợ và quản lý sinh viên nước ngoài. Tất cả các trường đều đồng ý rằng sinh viên quốc tế bị ràng buộc về mặt pháp lý phải có ít nhất một DSO. Trong hầu hết các trường hợp, bạn phải hoàn thành các thủ tục của trường, bao gồm hoàn thành và nộp Mẫu I-20 OPT. Sau đó, trường đại học sẽ gửi yêu cầu của bạn đến SEVIS và nếu bạn thành công, bạn sẽ nhận được I-20.
Không có giới hạn về số lượng sinh viên quốc tế có thể tham gia OPT hàng năm. Tuy nhiên, lưu ý rằng OPT phải được phê duyệt trước khi bạn có thể bắt đầu làm việc. Đồng thời, hãy chắc chắn rằng bạn không thất nghiệp quá 3 tháng trong khoảng thời gian được phép tham gia OPT, nếu không thì OPT có thể bị hủy. Bạn cũng cần lưu ý rằng ở mỗi bậc học chỉ được đăng ký OPT một lần duy nhất. Có nghĩa là nếu bạn có 2 bằng cử nhân cũng chỉ có 1 lần OPT. Hay nếu học thẳng từ đại học lên thạc sĩ, bạn cũng chỉ có 1 lần OPT duy nhất.
Du học Mỹ xong có được ở lại làm việc không là câu hỏi của nhiều du học sinh. Theo quy định của Mỹ thì du học sinh không được phép định cư sau tốt nghiệp. Bởi thời hạn trong visa chỉ cho phép bạn ở lại Mỹ trong khoảng thời gian học tập. Sau khi tốt nghiệp, du học sinh vẫn có thể ở lại Mỹ 60 ngày nếu du học theo diện visa F1. Hoặc ở lại Mỹ tối đa 30 ngày nếu du học theo diện M1 và J1.
Ở lại Mỹ sau khi tốt nghiệp đại học ngày một khó. Vì quá đông du học sinh muốn ở lại nên càng ngày Mỹ càng đặt ra nhiều luật lệ để “đuổi” du học sinh về nước. Muốn ở lại Mỹ làm việc hợp pháp (có visa theo dạng việc làm) trước hết bạn phải có việc lương cao. Tùy thuộc vào từng ngành và vị trí bạn làm việc sẽ có mức lương khác nhau. Nếu làm việc ở các thành phố lớn như New York, Chicago hay San Francisco thì bạn phải có mức lương cao hơn các nơi khác. Như vậy mới có cơ hội ở lại Mỹ. Sau đấy bạn phải được công ty tài trợ. Công ty phải đứng ra bảo lãnh về mặt giấy tờ, chứng minh pháp lý,…
H-1B là thị thực lao động tạm thời, dưới sự tài trợ của công ty tại Mỹ. Loại thị thực này có thời hạn 3 năm và có thể gia hạn lên đến 6 năm.
Điều kiện để xin thị thực H-1B:
Nhưng thật sự xin được thị thực này là rất khó, tỉ lệ cạnh tranh cực kỳ cao khi mỗi năm sở di trú Mỹ ( USCIS) chỉ duyệt khoảng 85.000 trường hợp trong hàng trăm ngàn hồ sơ ứng viên nộp vào nước Mỹ. Thời gian xin thị thực H-1B thường diễn ra vào đầu tháng tư hàng năm. Và thời gian xử lý hồ sơ có thể kéo dài tới 3 tháng.
Visa EB3 hay Employment-Based Third Preference là thị thực là chương trình định cư Mỹ dành cho các diện lao động chuyên gia, lao động lành nghề hoặc lao động phổ thông.
Đối với người lao động lành nghề:
Thị thực H-1B là loại thị thực không định cư cấp cho người ngoại quốc có kỹ năng đặc biệt, được mời làm việc tại Mỹ trong lĩnh vực chuyên môn. Mỗi năm, Chính phủ Hoa Kỳ giới hạn số lượng thị thực H-1B. Việc xin H-1B thường được thực hiện từ 1/4 và lượng thị thực được chấp nhận vào ngày 1/10 hoặc sau đó trong năm tài chính tiếp theo. Vì thế, xin thị thực H-1B rất khốc liệt.
Để xin visa H-1B, công việc của bạn đòi hỏi kiến thức chuyên môn hoặc kỹ năng đặc biệt. Thông thường, yêu cầu về bằng cấp từ của nhân trở lên, gồm giáo sư, giáo viên, kiến trúc sư, kỹ sư, chuyên gia y tế, bác sĩ, y tá, luật sư, chuyên gia máy tính, nhà xã hội học,....
Ngoài ra, bạn cần chứng minh bản thân có bằng cấp hoặc kinh nghiệm tương đương yêu cầu công việc. Trường hợp không có bằng cấp, bạn vẫn có thể được xem xét bằng kinh nghiệm làm việc với quy ước 3 năm kinh nghiệm làm việc bằng 1 năm giáo dục đại học/ cao đẳng.
Đồng thời, bạn phải được một nhà tuyển dụng hoặc công ty tại Mỹ đồng ý tài trợ cho việc xin thị thực H-1B. Nhà tuyển dụng cũng là người tiến hành xin thị thực H-1B cho bạn thông qua đơn xin thị thực.
Ban đầu, visa H-1B được cấp trong thời gian tối đa 3 năm. Tiếp đó, visa này có thể được gia hạn thêm tối đa 3 năm sau khi hết thời hạn đầu. Như vậy, tổng thời gian lưu trú tối đa nếu sở hữu visa H-1B là 6 năm.
Du học Mỹ xong có được ở lại không? Nếu kết hôn với người có quốc tịch Mỹ thì bạn hoàn toàn có thể ở lại Mỹ sau tốt nghiệp. Đây là một trong những cách sở hữu thẻ xanh nhanh chóng, có quyền lưu trú lâu dài tại quốc gia này. Tuy nhiên, bạn cần chứng minh rằng quan hệ hôn nhân của mình minh bạch, không giả mạo để đạt được thẻ xanh.
Quá trình này bao gồm nộp đơn xin thẻ xanh, chứng minh quan hệ hôn nhân (hình ảnh chung, hồ sơ tài chính chung,...) phỏng vấn và kiểm tra hồ sơ. Nếu đơn xin thẻ xanh được chấp nhận thì bạn sẽ được cấp thẻ xanh tạm thời. Khi đủ điều kiện về thời gian lưu trú tại Mỹ, bạn có thể nộp đơn xin thẻ xanh vĩnh viễn. Sở hữu thẻ này, bạn có quyền sống và làm việc tại Mỹ hợp pháp.
Chắc hẳn với những thông tin chúng tôi chia sẻ trong bài viết trên, bạn đã có lời giải đáp cho thắc mắc du học Mỹ xong có được ở lại không. Mỗi cách để ở lại Mỹ sinh sống và làm việc hợp pháp sau tốt nghiệp đều có ưu nhược điểm riêng. Mặc dù quá trình xin visa, tìm việc làm và định cư tại Mỹ không hề dễ dàng nhưng với sự kiên trì, nỗ lực và sự chuẩn bị kỹ lưỡng, giấc mơ ở lại Mỹ của bạn hoàn toàn có thể trở thành hiện thực. Đừng quên thường xuyên theo dõi VNPC để không bỏ lỡ nhiều tin tức siêu hữu ích về du học nhé!
Du học Mỹ sau đại học sinh viên quốc tế muốn ở lại có thể đăng ký tham gia chương trình Optional Practical Training- OPT (thực tập tùy chọn). Đây là phương pháp cho phép sinh viên sau tốt nghiệp được làm việc trong lĩnh vực chuyên ngành của mình tại Mỹ. Quy trình để tham gia chương trình OPT như sau:
Đầu tiên, liên hệ với Văn phòng Hỗ trợ Du học của trường đại học bạn theo học để nhận hướng dẫn về quy trình và yêu cầu cụ thể.
Nhận được bằng tốt nghiệp, bạn cần cung cấp thông tin về học tập, kế hoạch học tập và đăng ký chương trình OPT với trường đại học.
Sau khi đăng ký thành công, nhà trường sẽ cung cấp cho bạn một form I-20 mới và tiến hành nộp đơn xin EAD từ USCIS.
Khi EAD được chấp nhận, bạn sẽ nhận được thẻ EAD.
Sở hữu thẻ EAD, du học sinh có thể tìm kiếm việc làm liên quan trực tiếp đến chuyên ngành hoặc chương trình học của bạn tại Mỹ làm việc tại Mỹ trong thời gian tham gia chương trình OPT.
Lưu ý, trong thời gian tham gia chương trình OPT, bạn cần theo dõi và báo cáo thông tin liên quan đến việc làm và kế hoạch thực tập của mình cho trường. Thời gian tối đa để ở lại Mỹ theo chương trình này là 12 tháng. Tuy nhiên, nếu sinh viên tốt nghiệp từ trường liên quan đến STEM thì có thể yêu cầu gia hạn thêm 24 tháng, nâng tổng thời gian lên 36 tháng.